Đổi mới nhé, chứ không nói tới phá cách! Cơ mà cũng đều phải có một thứ giống nhau: nhận thức rõ cơ bản, nhận thức rõ cái cốt yếu, nhận thức rõ cái truyền thống.
Ví như người Nhật, mặc dù đất nước họ là một đất nước công nghiệp, rất phát triển: nào là robot, nào là máy móc công nghiệp nặng, nào là các khu phố đồ sộ… nhưng những nét truyền thống vẫn được gìn giữ một cách khá cẩn trọng. Có thể nói giá trị truyền thống văn hóa trong con người người Nhật vẫn được giữ rất tốt.
Hoặc như Hàn Quốc, về sự đổi mới của họ. Họ chấp nhận thay đổi theo hệ thống giáo dục của Nhật Bản vào những năm đầu khi vừa thoát khỏi sự nghèo đói, lúc đó thì nói thật so với Việt Nam, Hàn Quốc chả là gì. Thế nhưng bây giờ thì nó lại là một trời một vực. Một đất nước mà nền giáo dục, kinh tế, xã hội, giải trí, quân sự phát triển rất mạnh và còn vươn mạnh ra khỏi Châu Lục để nằm ở tần Thế Giới (các chương trình truyền hình, phim ảnh, quân sự… Hàn Quốc rất có ảnh hưởng tới khu vực và Thế Giới hiện tại!). Tuy nhiên, trong hẫu hết những cái chương trình ảnh hưởng to bự kia, đều phản ảnh đậm chất nét truyền thống của một nơi mà người ta cũng gọi đậm chất với cái tên Xứ Sở Kim Chi. Và bạn có thể thấy được rõ nét truyền thống trong phim ảnh, chương trình giải trí, lối sống của họ. Còn giữ nguyên những thứ truyền thống và cũng chính qua những chương trình đấy người dân được biết – nhớ tới và kế thừa.
Quay về Việt Nam. Lầm! Kể cả các bạn trẻ và các “bác” ngồi ở trên đều lầm. Lầm về định nghĩa đổi mới và cải cách, cũng giống như định nghĩa phá cách và sáng tạo mà tui đã nói ở ly chanh mật ong sáng trước. Cải cách – đổi mới là sự đi lên, thay đổi trong thời bình. Còn thời chiến thì đa phần là đập bỏ nhưng Châu Âu vs Châu Mỹ thì người ta không phá bỏ mà thường kế thừa (Chỉ có Việt Nam và vài nước châu Á, mỗi khi chế độ mới chiếm được chế độ cũ thì đốt – đập – phá bỏ hết tất tần tật kể cả cơ cấu hạ tầng và công trình nghệ thuật văn hóa!)
Thiết nghĩ các bạn cũng nên ngồi đây, uống một ly chanh mật ong cho toảnh hoảnh đầu óc và suy nghĩ (Kể cả các bạn trẻ và già!) Thế nào là cải cách?
Anh có thể thấy được cái cáp treo nó thuận tiện với một số người nhưng với đa phần dân phượt phẽo thì nó là một thứ phải nói là phá bĩnh, phá đi cái sự trải nghiệm của người tham gia đi phượt để khám phá địa điểm đấy. Ơ thế mà Fansipan rồi Sơn Đoòng rồi chả biết còn cái nào nữa không? Tui nghĩ chắc tương lai các bác ấy vác cả toilet vào xây trong rừng luôn là thuận tiện dường nào. Khỏi phải đào lỗ và xử. Cơ mà theo ngu ý của tui thì thay vì mấy cái dây nhợ với cái họp đấy thì số tiền dùng cho việc đưa cái mớ đấy lên có thể dùng để xây dựng lại con người trong du lịch tại đấy, hay xây dựng một hệ thống hỗ trợ nhanh hoặc hệ thống mạng xã hội kết hợp giữa những người tham gia trong cái địa điểm đấy lại, thế là không sợ lạc, không sợ chết mà tính chất trải nghiệm của địa điểm vẫn còn y nguyên, thậm chí còn zui hơn nữa ấy chứ – nói thật, Vietnamtui đang xây dựng cái mô hình này trên app vs web :3
Hoặc mấy cái cơ chế đổi mới gì gì ấy, giữ gìn truyền thống gì gì ấy. Nhưng mà nghe đồn đâu trong vòng 10 năm, các bác trên UB phá bỏ tầm 60%-70% gì đấy các di tích lịch sử văn hóa để… để mới. Có vẻ là mấy cái công trình đấy cũ quá rồi nên khó giữ gìn, thôi thì đập!!!
Đấy là các bạn già! Còn các bé trẻ thì sao?
Xin nói về việc cưới xin cho người đồng tính. Tui nghĩ các bạn nên hiểu cái gì gọi là đồng tính tự nhiên và cái gì gọi là đồng tính phong trào. Theo nghiên cứu về gene thì những bạn đồng tính nữ chỉ có khoảng 30% là di truyền, còn nam thì cỡ 60% (mình nhớ ko rõ nhé), tức là mức độ ảnh hưởng và gây ra “ép buộc đồng tính” là cũng khá cao rồi đấy. (Bỏ qua việc thống kê còn “sót” những người “im lìm” nhé. Vì đã là nghiên cứu rồi mà?) Điều đó có nghĩa là tệ nạn giới tính cũng sẽ liên quan tới cái số 70% nữ và 40% nam còn lại. Thế thì làm sao giải quyết? Tất nhiên là không thể nào đem chôn hết rồi (như một số thành vần cực đoan ý kiến!) Thôi thì đi tới, tức là phải cho mọi người nhận thức được đồng tính là một xu hướng cảm xúc của con người (nửa tự nhiên và ko tự nhiên) và nó cũng bình thường thôi chứ không ảnh hưởng gì tới xã hội, giống loại lắm. Tuy nhiên, ko lắm, nhưng có. Cho nên việc cưới xin cho các cặp đồng tính là một vấn đề cân nhắc, cân nhắc trong bối cảnh kinh tế – xã hội – nhận thức xã hội – nhận thức giá trị con người trong xã hội. Nếu các bạn già thì mồm bảo thôi kệ lũ nhỏ la ó quá cho qua. Còn các bạn trẻ thì thấy “Uh, các nước phương Tây làm được mình cũng làm được!” thì xin thưa có ai nghĩ tới phương Tây nó nhận thức sao về vấn đề này và phương Đông thì như thế nào trong TÌNH HÌNH HIỆN TẠI KHÔNG? Có thể là tương lai 10 năm sau thì ổn, chứ với cái kiểu “Tây sao Ta vậy!” mà không biết chắc lọc mà cứ bê nguyên vào là chết.
À mà tùy, thí dụ như phong cách làm việc của Ta là sếp trên chỉ tay năm ngón xuống, kiểu như vua ngày xưa ấy. Còn Tây là cả 2 cùng bàn việc với nhau, một người giải quyết tình hình, một người nắm giữ xương sườn thì cái này nên áp dụng ngay. Chả có lý do gì để “từ từ” việc này cả…
Nếu bạn quyết định sáng nay uống một ly chanh mật ong đá thay cho ngày thường là nóng. Thì phải xem thử cái cổ mình có thích hợp với nó không? Chứ uống ầm ầm zô thì sáng hôm sau khỏi lếch dậy để pha luôn chứ đừng nói là uống!!!