"Workflow is understanding your job, understanding your tools, and then not thinking about it any more"
Merlin Mann- Developer
QUY TRÌNH LÀ CÁI GÌ
Đầu tiên, có lẽ bạn cần phải hiểu quy trình là gì. Tôi lấy một ví dụ đơn giản như ở cuộc sống chúng ta đi, khi cả nhà bạn ra khỏi nhà để đi xem phim, hoặc đi ăn tối, hay đi chơi đâu đấy. Thì các bước sẽ là gì?
"Về lý thuyết thì bạn có thể hiểu quy trình nó là một tập hợp những bước mà một hay nhiều người phải tuân theo để cho ra một điều gì đó (outcome) hoàn chỉnh"
- Tối ưu thời gian hoàn thành công việc: ai cũng làm việc mình chuyên thì thời gian hoàn thành một đầu việc đấy sẽ nhanh hơn rất nhiều
- Phân biệt rõ ràng việc mình việc người để khi đầu ra bị lỗi thì truy được ngay là lỗi ở bước nào, ai làm
- Nếu ai đó mới nhảy vào làm và tìm hiểu, thì họ chỉ cần xem hướng dẫn đúng cái phần họ cần quan tâm là được rồi, không cần phải xem hết. Điều này giúp cho người mới vào làm tiếp cận được công việc nhanh hơn.
- Nó khiến họ phải đợi người khác xong việc rồi mới làm ở bước của mình, thật là chậm chạp và nhàm chán!
- Một số người kiêm luôn 2-3 khâu thì sẽ bảo: cần quái gì tôi phải lưu file gốc, đang chỉnh sửa đúng tên ở khâu 1-2. Cứ hoàn thiện rồi lưu luôn file hoàn thiện ở khâu 3 là được rồi. Đây gọi là bỏ bước.
- Hay khách hàng đang đợi, xin phép cái gì! Tự mình xử lý luôn chứ cần gì phải nhờ hoặc xin phép sếp hay bên kỹ thuật đang làm chi cho mệt.
Vậy...
QUY TRÌNH ẢNH HƯỞNG DOANH NGHIỆP THẾ NÀO?
Bây giờ chúng ta sẽ bước qua một câu chuyện về một công ty khởi nghiệp nho nhỏ mới thành lập đi nhé. Ở đây cũng có 2 trường phái chủ doanh nghiệp mới.
Trường phái thứ nhất:
Đó là một anh xuất thân từ vị trí quản lý, giám đốc của một công ty lớn. Môi trường làm việc của anh trước đây rất chuyên nghiệp, có đầy đủ quy trình, hướng dẫn quy trình từ công ty trên đưa xuống và anh chỉ cần làm theo, quản lý theo quy trình đấy và đôn đốc, hỗ trợ nhân viên thực hiện đúng là được.
- Quy trình sản xuất cực kỳ hiệu quả, thời gian ra sản phẩm nhanh. Tuy nhiên có điều vì là công ty mới nên số lượng sản phẩm đầu ra không nhiều, và do đó mà 70% thời gian trên công ty thì nhân viên anh toàn ngồi chơi, tán gẫu hoặc làm việc khác vì họ hoàn thành xong cả rồi.
- Anh giám đốc này rất đầu tư vào quy trình sản xuất sản phẩm, vì vậy các vị trí trong quy trình cần phải đảm bảo đúng y chang. Tuy nhiên, những việc khác về tuyển dụng, kế toán anh không rõ và anh phải tự làm. Vì vậy mà thiếu xót về mặt nhân sự, và cả chính sách không phù hợp nên không thu hút được người. Và do đó quy trình của anh cứ bị lủng. Nhiều người còn đề xuất rằng họ có thể làm nhiều vị trí hoặc gọp các hoạt động trong quy trình đó lại cho khỏi rườm rà, nhưng anh vẫn nhất quyết không vì đó là quy trình chuẩn mà công ty cũ của anh làm cực kỳ tối ưu và hiệu quả.
Và còn nhiều trường hợp khác nữa, nhưng tôi xin phép đi gặp anh chàng ở trường phái thứ 2
Trường phái thứ hai:
Anh từng là một nhân viên sales, anh cũng từng làm cho công ty lớn và phải theo quy trình. Nhưng quá trình làm việc theo quy trình làm anh đôi lúc cũng bức xúc. Giờ đây anh ra mở một công ty mới, cùng mảng với công ty cũ. Với nguồn khách hàng có sẵn, anh có được lợi thế đầu vào. Và anh giải quyết mọi việc rất tốt, rất nhanh, không có quy trình.
- Có quá nhiều khách hàng, và một ngày anh chỉ có 24h. Một tháng chỉ có 30 ngày nhưng anh phải xử lý hết các khâu từ tiếp xúc, chốt đơn, xử lý chăm sóc khách hàng cho cả hơn 100 khách một mình. Và điều này làm anh bỏ xót rất nhiều khách, do đó họ đã bỏ đi qua bên đối thủ để làm việc.
- Anh đã cố gắng tìm thêm nhiều seller khác để tiếp quản vị trí của mình, tuy nhiên sau một thời gian làm việc 1-2 tháng thì anh thấy ai cũng không thể đảm nhận được tốt cả. Có người giỏi chốt đơn nhưng bỏ khách sau khi chốt, có người tư vấn và hỗ trợ khách rất tốt sau khi chốt đơn nhưng lại chả giỏi đi tìm khách và tác động khách chốt đơn.
- Rồi sau một thời gian cố gắng thì anh tìm được một team sales rất ổn, họ phối hợp với nhau tự làm được hết những việc anh làm, và làm rất tốt. Tuy nhiên, do có mâu thuẫn hoặc là họ không thích ở cty này nữa vì lý do gì đó, hoặc họ có định hướng khác. Thế là team đó bỏ đi cả team, để lại mớ khách hàng cho công ty. Bạn nghĩ rằng thật tốt đúng không? Nhưng buồn thay, khi người khác vào tiếp quản những khách hàng đó thì 90% bị đánh giá là không chuyên nghiệp. Ồ, không phải khách hàng đánh giá rằng công ty thiếu quy trình – họ làm gì biết quy trình nào. Mà họ đánh giá dựa vào những hoạt động mà công ty tương tác với họ, vì thiếu quy trình cho nên chất lượng tương tác cực kỳ kém.