Sáng sớm đi chợ mua chanh! Không ngờ trong chợ cũng chiến lược giá ghê gớm. 5.900 VND/lạng, à, cái này là giá tép khô chứ không phải giá chanh nhé! Sẵn tiện về nhà vừa làm ly nước chanh vừa suy ngẫm về cái gọi là chiến lược giá.
Tạm gác qua chuyện làm sao để có một cái giá hợp lí với thị trường, cân bằng với bảng tài chính của công ty hoặc các linh ta linh tinh xung quanh nhé. Và chỉ tính tới việc nguồn lực và khả năng marketing là ngang nhau nhé! Với lại, thực ra kinh doanh là “chiến tranh tâm lí” với khách hang cho nên, nói thật, một con tem giá 200k, một cây bút giá 100k cũng có chứ chả chơi.
Thế thì tâm lí thế nào?
Có những mặt hang giá càng cao càng bán chạy nhưng lại có những thứ theo chiều hướng ngược lại. Nếu muốn hỏi chi tiết cái nào cái nào ra sao thì bạn phải xem ngành của mình. Còn chung chung đại trà thì:
- Những loại hang hóa nhìn theo kiểu sang chảnh, đẹp… giá càng cao người ta càng thích mua. Đơn giản vì nó thể hiện cái gọi là đẳng cấp. Tất nhiên giá anh cao thì bản than nhà sản xuất phải hiểu cái giá trị của nó như thế nào mà thiết kế sản phẩm để khách hang mua vào mà không chửi. Ví dụ như cái túi xách cả ngàn đô mà sợ chỉ tưa tưa tè le thì có mà chết.
- Những loại hang hóa thuộc loại sức khỏe. “Giá cao – đồng nghĩa với chất lượng!”, thí dụ như lên đồng hay chữa bịnh bằng tát đấm ấy. So với công đoạn “chữa bệnh” thì cái giá với nó là khá cao, tuy nhiên vì sức khỏe, vì cái gọi là “nhu cầu của con người” cho nên giá cả lại không thành vấn đề.
- Những loại hàng hóa thong dụng, về cơ bản thì cái này nó thuộc tầng lớp – class – khác với 2 chuẩn hàng hóa trên. Và đối với loại này thì một điều hiển nhiên: “Thằng kia bán rẻ hơn 2000 kìa! Qua mua nó chứ tội gì mua ở đây?”
Cơ bản thì tâm lí chung là vậy! Và cũng nhắc lại, giá cụ thể thế nào thì phải dựa vào ngành, dựa vào chi phí sản xuất ,marketing, bảng tài chính… tè le hột me xí muội ra!
Tuy nhiên, vẫn chưa hết. Nếu chỉ biết đưa ra một mức giá rồi bỏ đấy bán thì nói thẳng ra là không hiệu quả. Làm sao để bạn có thể chống lại việc giá trị sản phẩm bị hạ thấp theo thời gian? Và tại sao có những thằng bán rẻ hơn mình (mặt hang sang chảnh) nhưng nó vẫn hút hơn? THương trường là chiến trường mà. Sẽ có một vài cách như…
1. Khổ nhục kế: ra sản phẩm mới, cho nên sản phẩm cũ giảm giá; đang dịp lễ, cho nên phải bon chen bắt chước cùng với các đối thủ khác giảm giá; vì lí tưởng phục vụ tuổi trẻ, phải giảm giá cho học sinh sinh viên… blah blah blah, nói chung là muôn vàn lí do để giảm giá sản phẩm và bán cho lẹ hơn. Thay vì 1 ngày người nông rân bán được mỗi 1 tạ lúa và lời 50k, thì sau khi giảm giá cho bà mẹ đang bú và trẻ em có th… nhầm, bà mẹ có thai và trẻ em còn đang bú thì có thể một ngày lời được tầm 100k sau khi bán 3 tạ lúa. Mặc dù số tổng tiền lời có vẻ ít hơn, nhưng nó lại giúp người nông rân tui xoay vòng nhanh hơn. Tuy nhiên, cách này cũng còn tùy. Nếu bạn là người sản xuất sản phẩm, thì phải cân nhắc. Còn nếu mình là người phân phối thì vấn đề trên là chuyện nhỏ. Vì nếu là nơi sản xuất thì còn phải cân đối cho hợp lí với các loại chi phí khác để mà hạ chứ không phải thích là cứ xoắn được. Vậy thì còn cách nào để người sản xuất mà vẫn sử dụng được phương pháp này? Ồ! Bạn mới vừa thấy đấy, iPhone 6 những ngày đầu giá có chỗ lên tận 60tr, nhưng 2-3 ngày sau xuống còn 20tr. Tuy nhiên, với cách này, bạn phải là một kẻ thật sự gây bão với sản phẩm mình thì mới chơi được!
2. Vải thưa che mắt thánh – che được chứ sao ko? Đó là chiến lược giá ĐẸP: đẹp ở đây thí dụ như $1.666 hay $2.323… chẳng hạn! Cái này thì đúng tâm lí thích thú của khách hang: thí dụ tò mò, thí dụ có người thích số đẹp… nhưng những người thấy nó “ngứa mắt” hay “không thích số đó” thì sao? Thì họ không mua thôi chứ sao? Nhưng đa số thì vẫn thích thú cho nên không phải lo lắng quá về việc này.
Tuy nhiên, giá đẹp thật sự hiệu quả khi bạn để nó “đẹp hơn” những giá trên kia. Và thường là số 9, sát nút chẵn chục hoặc tram. $0.99, $1.99, $199… và đây là cái giá mà nông rân tui đã thấy ngoài chợ sang nay. Và đây cũng là những cái giá mà apple đưa ra trong cái App Store của mình. Xét về tính nghiêm túc, thì để giá như vậy là một hình thức chiến lược giá khá là nghiêm túc chứ không phải là “cho nó sướng mắt”. Và theo nghiên cứu thì người ta thích thú với mức giá gần tròn như vậy hơn. Và với cái kiểu “ra giá” này thì bạn không cần phải lăn tăn nhiều trong việc hạ giá sản phẩm như ở chiến lược trên.
3. Sang chảnh! Xu hướng này có vẻ ngược với cách 1 trên kia. Là thay vì xuống giá thì bạn lại đẩy nó lên ngược lại. Cách này thường có tác dụng trong việc bán đồ cũ. Vì việc đẩy nó lên đồng nghĩa với việc nói câu: “Hàng tao còn ngon hen mày! Đừng tưởng hang cũ là nát ra. Xài còn tốt đấy!”. THế là lại có người vào hỏi và đôi khi bán được cái giá đấy. Đôi khi thôi nhé. Tuy nhiên cũng tác dụng phếch.
4. Đi ăn phải rủ bạn đi cùng – đừng ăn 1 mình kẻo mắc nghẹn! Đấy là groupon! Có thể là độc lập, có thể là theo nhóm. Nhưng theo nhóm vẫn là cách hay nhất. THay vì bạn có một khách hang thì bạn kéo nguyên một mớ khách hang vào với giá “nhẹ hơn một tí”. Và thế là lợi cả đôi đường. Tuy nhiên, nó là một con dao hai lưỡi với những ai thiếu nghiêm túc trong sản phẩm và kinh doanh. Nêu dịch vụ – sản phẩm bạn quá tệ mà lại kéo quá nhiều khách vào lúc đầu, thì chính bạn là người tự giết mình. Vì sao? Vì sau khi đi ăn, cái mớ kia sẽ comment, share, chửi rủa và thế là bạn mất them 1 nùi khách “định đến nhưng thôi nghe vậy chả đến cho lành!”
5. Làm bạn tui đi! Thường thì được gọi là “khách hang than thiết”. Với những người như thế này thì: họ vừa là khách hang trung thành lúc nào cũng xài hang của bạn thay vì đối thủ, vừa là người marketing dùm bạn – giới thiệu sản phẩm của bạn tới bạn của họ và lại có them khách hang mới từ học – ồ, thế ra họ là nhà phân phối dùm luôn rồi. Thế thì tại sao không giảm một tí cho họ? Về cơ bản thì giàu hay nghèo cũng đều thích cty dịch vụ “than thiết” với mình và giảm giá tí sản phẩm là họ vui rồi!!!
Hmm… tuy nhiên, trên cả 8 cách trên. Thì có một cách không thằng nào qua được. Tất nhiên một điều hiển nhiên rằng, cùng sản phẩm, cùng chất lượng nhưng mà cô A bán giá $2, còn anh B cho miễn phí. Thì tất nhiên tất cả nườm nượp đổ về anh B. Và đó là giá trị của MIỄN PHÍ – FREE. Tất nhiên một điều rằng, đằng sau cái miễn phí đấy nó sẽ có những thứ khác anh B thu về: ví dụ như dịch vụ hậu mãi, sản phẩm khác… và thế là anh B có khi thu nhập còn lời hơn.
Tuy nhiên khi nghĩ tới FREE. Tức là bạn đã nghĩ tới một thứ kinh doanh hết sức nghiêm túc và rủi ro! Bạn sẽ phải ngậm hang, ngậm tiền và chi rất nhiều. 1 từ đơn giản là “lỗ” trong một khoảng thời gian nào đấy! Cơ mà đã “kinh doanh nghiêm túc” rồi. Thì chắc chắn đã nghĩ về các dòng tiền để mình thu về! Và cái free đấy đã sẵn sàng một lượng khách hang trung thành, sẵn sàng là một công cụ marketing mạnh mẽ, sẵn sàng là những nhà phân phối miễn phí và có sức lây lan như domino, như virus… thế đấy! Nhưng ở Việt Nam, ít ai nghĩ tới việc này vì có lẽ người Việt Nam “quá vội” và nghĩ rằng nó “quá viễn vông”…
Mật ong mà nông rân tui mua và xài có giá 199.000 VND/lít. Nó nằm ở quãng giữa! Tức là rẻ hơn ở chỗ khác tận 200k, nhưng lại trên giá của siêu thị bán. Và tất nhiên, mật ong thật không pha đường.