Trăm chuyện như một, mọi thứ trên đời đều có 2 mặt âm dương – đúng sai – thiện ác… cả! Tức là trong mọi việc đều có những xu hướng mâu thuẫn nhau, cho nên sống mới khó!

Ví như Khổng Tử xưa dạy dân. Con cái nhịn nhục chịu cha mẹ đánh khi nổi giận cũng là sai (tất nhiên dợt lại cũng sai), mà phải biết chạy, để rồi lúc giận nguôi đi thì quay lại làm lành và phân rõ trắng đen, vì cha mẹ NHIỀU KHI sai rất nhiều! Một cách khách quan thì con nít sẽ có những nhận định đúng đắng và xử lí đúng cách hơn so với người lớn vì A ra A mà B ra B, chỉ có điều con nít chưa có nhiều kiến thức khoa học khách quan hơn thôi – mà thật ra có càng nhiều thì người ta lại càng sai!!! Vì biết càng nhiều, cái khách quan lại bị phủ nhận đi!

Lòng trắc ẩn cũng là một trong những điều mà con người “thích làm” nhưng vẫn “làm sai”.

Trong hầu hết những ly mật ong tui pha cho mọi người uống thì quan điểm của tui luôn là cân bằng. Cân bằng cuộc sống, cân bằng về một vấn đề gì đó… vì chỉ có cân bằng thì cán cân cuộc sống con người, và cán cân xử lí một thứ gì đó nó mới công bằng được – hoặc có lẻ tui là một THiên Bình, thích vậy!!!

Thế… cái cân bằng của lòng trắc ẩn là gì? Về “cân bằng lòng trắc ẩn” nó có khác chút ít so với những thể loại cân bằng khác. Khoan hãy nói về nó, chia sẻ cho các bạn vài ví dụ đã…

Cũng như bao người, tui cũng có rất nhiều người bạn theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa… (tui vô thần) thì họ luôn là những con người phải gọi là có lòng trắc ẩn cao vời vợi! Vầng, phải nói là cao tới nỗi nhiều khi che cả cái khách quan ở trên, cái lí lẽ cuộc sống đơn giản mà họ không hiểu và cuối cùng cái lòng trắc ẩn đấy lại phản lại họ. Nó giống như việc uống thuốc bổ quá liều vậy!

Ví như chuyện thả chim sẻ hay thả cá phóng sinh. Xét về một phản ứng khách quan của con người, theo phản ứng cung cầu cơ bản, thì… càng có nhiều người phóng sinh sẽ càng có nhiều chim và cá bị bắt. Tỉ dụ như nếu anh không phóng sinh thì chả có ai bắt chim và cá cả. Và số chim cá chết vì vô lồng là con số 0, nhưng ở đây một ngày có khá nhiều người thả cho nên số chim chết trong lồng là rất lớn. Vậy thì vô hình chung họ đã là những con người sát sinh có tổ chức và hang loạt, thậm chí có thể gọi là sát sinh với mục đích riêng nữa là khác. Về cơ bản một con người bình thường thì không sao, nhưng với họ, niềm tin rất lớn và chính cái niềm tin đấy lại che mất mắt mình đi.

Hoặc… có những con người phạm lỗi, có thể vào nhà gạch đếm gạch từng ngày. Nhưng cũng vì những con người “giàu lòng trắc ẩn” đấy lại để họ được “thả rông” và tiếp tục vùng vẫy! Lý do? Để cho họ tự vấn bản thân và tự sửa chữa, để cho thân mình yêu ổn – yêu người thì người yêu mình, để cho gia đình yên ấm – không đụng nó thì nó không đụng mình. Vầng, nhưng cuối cùng thì những đối tượng đấy “nhờ” vào lòng trắc ẩn của các quí vị mà lại phát triển them về hình thức, số lượng, chất lượng trong việc phạm tội.

Tui vẫn thường hay tự vấn, khi quyết định vấn đề thì tầm nhìn mọi người thường ở đâu? Có nghĩ tới hậu quả sâu xa sau này không? Thí dụ đi làm từ thiện mà tặng quần áo thì có nghĩ rằng họ lấy mớ quần áo đó về làm giẻ lau không ? (nhiều lắm đấy nhé) và làm sao để họ không làm vậy! 95% sẽ không nghĩ tới vấn đề này. Cứ nghĩ ta quăng tiền quăng đồ làm từ thiện là được rồi, thậm chí là giao cho người khác, tổ chức khác và lại dẫn tới những trường hợp lừa đảo không minh bạch. Lại một lần nữa, lòng trắc ẩn lại phản chính mình.

Xin thưa, Phật – Thần Thánh – Chúa… họ có tha thứ, nhưng kèm với sự tha thứ tội lỗi đấy họ còn bỏ ra một quãng thời gian để giáo huấn cho người ta ý thức được (hoặc là đọc kinh sẽ tự khắc thấm) chứ chả có một thằng phạm tội nào mà tự chữa bớt những căn bệnh nhứt nhối của mình cả – và đấy cũng là lí do những nhà tự, trại cải tạo được lập ra để cải tạo họ.

Cho nên, việc trắc ẩn cũng cần phải cân bằng là vậy! Nên… lúc nào thì trắc ẩn, trắc ẩn tới mức nào? Đối tượng nào nên áp dụng lòng trắc ẩn lên đấy! Áp dụng cách nào! Là những điều mình bản thân phải tự vấn. Một tên phạm tội kề dao vào cổ mình, lúc đó mình lại bảo: thôi tao tha cho mày!!!??? Chuyện đấy có phải nực cười không?

Trên còn chưa nói đến việc không sát sinh và biến những việc làm thịt gò thịt bò được hình tượng hóa trở thành một kiểu mẫu sát sinh dã mang nữa! Thật là trắc ẩn!

Một ly chanh mật ong bổ, thanh lọc tốt cơ thể vì nó có chanh, có mật ong. Nếu vì cái lòng “trắc ẩn” rằng: mật ong được tạo từ cả ngàn con ong, triệu con ong mới được một tí ml kia mà không uống thì có lẽ anh nên uống ly chanh không thử xem nó thế nào? 

Author

Write A Comment