Nói chung là cũng có một chút tự và hào khi vĩ nhân Thế Giới có phần giống mình: không thích dùng từ marketing khi làm… marketing. Và thật ra thì phong cách trước giờ của Xoắn nông rân tui cũng toàn là branding awareness – nhận thức thương hiệu thôi chứ cũng ít quảng cáo chém gió lắm. Lúc trước làm MLM cũng éo có chém, chỉ có bọn làm MLM dở người lừa lọc mới chém thôi.
Vô vấn đề, nhận thức người dùng là gì?
Chả biết người khác định nghĩa sao nhưng mà đối với Xoắn nông rân tui đây thì nó là quá trình mà một nhãn hiệu tạo ra với mục đích làm cho người dùng có thể nhận thức được những giá trị mà sản phẩm của cty đó, brand đó đưa ra. Và khi họ nhận thức như vậy thì họ có thể thấy được GIÁ TRỊ CỦA HỌ khi sử dụng sản phẩm. Cái này một số bác gọi là tập trung vào giá trị và hành động khách hàng gì đó – thôi kệ mẹ nó, từ chuyên môn nhiều quá, nông dân tui chỉ biết làm thôi.
Thế tại sao phải mần cái chi mà cực khổ rứa?
Thực ra cái này nó liên quan mật thiết tới mấy thứ bên các anh chuyên môn gọi là direct marketing – tiếp thị trực tiếp, viral marketing – tiếp thị lan truyền (chả biết phải ko nữa), đại loại giống mouth to mouth marketing – tiếp thị truyền miệng ấy.
Thì khi cho bán 1 bao gạo cho khách hàng của tui ấy. Tui phải chém gió sao cho họ hiểu được giá trị của bao gạo này họ mua rất xứng đáng, họ mua tức là góp phần lớn tới việc cứu miếng cơ manh áo của biết bao nhiêu nông rân giống tui đây, họ mua tức là góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nền nông sản của cái huyện Xoắn của tui đây. Và khi họ mua gạo của tui thì tui bảo hành… tận dạ dày họ luôn, gạo nó ngon thơm dẻo ko mối mọt, và chỉ có cái thương hiệu tui mới có thể hiểu lòng khách hàng của tui được thôi. Tức là tui sẽ làm cho họ thấy chỉ khi họ mua gạo tui thì mới có cái sự tôn vinh thần thánh hóa vậy thôi. Tuy nhiên, tui sẽ ko chê bai hay nói xấu đối thủ nhé, vì vậy sẽ phản tác dụng ngay. Và khi làm branding thì chả ai dại chơi trò nói xấu vậy được.
Tuy nhiên có thể “dựa hơi” vào đối thủ để đi lên. Thí dụ ngày xưa Apple ra sau Microsoft, nhưng mà lão Steve rất gian manh trong việc tạo những cái commercial video – clip quảng cáo đi cho dân dã, và lão đã lấy Microsoft để làm cái mốc, sau đó lấy Apple ra và tôn vinh lên rất thần thánh, các bạn xem lại đọc lại thì phải nói… rất thần thánh. Thì đây cũng là một cách 2 lưỡi, và lúc đó Apple thì cầm được bên lưỡi ko bén cho lắm.
Quay về chủ đều chính! Khi mà họ hiểu được cái sản phẩm bạn vậy, hiểu được giá trị nó vậy. Và họ vác về xài. Ồ tất nhiên sẽ có người không phù hợp! Tùy người bán gạo, có người sẽ đổi loại gạo khác, có người sẽ mần cái chi chi đó hoặc lơ luôn khách hàng. Tui thì luôn đứng lên và… vác bao gạo khác cho khách hàng… thì với cái sản phẩm và dịch vụ như vậy! THì bạn chả cần phải branding nhiều (nhưng phải có à! 1 đồng sản xuất thì nên tầm 1 đồng cho branding) mà chính khách hàng sẽ là những người làm việc đấy cho bạn. Họ sẽ giới thiệu cô bác anh chị chú dì thím mợ ông bà bạn bè hàng xóm con cháu người yêu bồ nhí tri kỉ gì gì đó! Và bạn sẽ lại có một lượng khách hàng lớn nữa. Và cái hay là lượng khách hàng này sẽ được gọi là khách hàng tiềm năm – potential consumers hay là khách hàng trung thành – loyalty consumers.
Cơ mà nói là nói thế, tui thấy các nông rân ngày nay, nông rân Việt chả ai quan trọng cái này. Ai ai cũng: hạ thấp chi phí quảng cáo, tối ưu hóa lợi nhuận, bán sản phẩm lời nhất, vứt luôn dịch vụ hậu mãi… thế là không tốt. Sự hài lòng của khách hàng khi mua gạo của các vị mới là cái mà mình cần. Khi mà các nông rân khác làm vậy thì khách hàng của họ sẽ có người chỉ mua 1 lần duy nhất và không giới thiệu cho ai hết. Nhưng khi làm nghiêm túc thì dù giá gạo có cao hơn đi chăng nữa, nhưng người ta vẫn mua nhiều hơn – rủ người khác mua nữa!!!
Đấy! Một ly chanh mật ong ngon, mà chém gió tốt nữa thì nó phải khác chứ. Bạn pha ly chanh mật ong ở nhà có 5 đồng, nhưng ra quán café họ bán tận 15-20 đồng. Vì sao? Vì bạn ngồi trong quán – có người cười toe toét khi bạn chửi nhưng vẫn phục vụ. Cơ mà đừng có chửi nhiều quá coi chừng toét luôn mồm lúc nào cũng giống như cười đấy nhé!!!