Thường thì người á Đông sẽ chọn người nhà, mà thật ra phương Tây ngày xưa cũng “gia đình hóa” ý tưởng và mô hình kinh doanh của mình. Nhưng nay thì sao? – Tùy…

Với mỗi mô hình đều có cái lợi và cái hại của nó, tuy nhiên, phải xem xét loại hình kinh doanh của mình.

Với “gia đình trị” thì bạn sẽ không phải lo sợ việc ý tưởng bị đánh cắp hoặc lừa lẫn nhau trong nội bộ gia đình. Thường thì các vị trí cốt cán trong gia đình sẽ do người gia đình, người thân – bạn bè đảm nhiệm. Tuy nhiên, nông rân tui nhớ không nhầm thì có khảo sát mô hình gia đình trị thường chỉ sống được 3 thế hệ, rồi sau đó nó sẽ chết hoặc là được bán cho người khác và tiếp tục phát triển. Nguyên nhân thì cũng là tại vì “đó là gia đình”.

Tuy nhiên khoan hãy nói về “tính gia đình” ở 3 đời sau mà hãy nói trong đời đầu tiên. Vì sự tin tưởng tuyệt đối đến với các thành viên trong gia đình nên các qui trình làm việc cũng như cách làm việc của mọi người đều được xử lí với tinh thần trách nhiệm cao mà không phải lo lắng gì nhiều. Tuy nhiên, loại mô hình gia đình trị ngày được hiểu mở rộng hơn với cách thành phần là bạn bè thân hoặc bạn bè. Vì vậy, hoặc là nhanh phát triển và mở rộng hoặc là chết nhanh! Vì nhiều nguyên nhân:

  • Khi vừa mới phát triển thì xảy ra tranh chấp về ý tưởng các thành viên trong gia đình. Tại sao lại thế? – Có thể phần lớn đều hiểu nhau nên không cần phải đặt những mục tiêu dài hạn, những nhiệm vụ dài hạn… mà chỉ cần hiểu tình trạng và ý tưởng sản phẩm rồi làm. Việc này sẽ dẫn tới sản phẩm được kiến tạo và hoàn thành tốt, tuy nhiên việc thiếu định hướng lâu dài (hơn 3 đời) thậm chí là ngắn hạn sẽ làm cho các thành viên phải cãi nhau và gây nên đổ bể. Hoặc nếu họ có một ông bố quyền lực trong gia đình thì nó sẽ sống, nhưng rồi đến đời 1, đời 2, đời 3 thì sao?
  • Sự lừa dối nhau trong thành phần mở rộng: bạn bè, người thân trong dòng họ… việc này chỉ cần một tranh chấp nhỏ hoặc ai đó có tính cách “quá tốt đẹp” hoặc những con người tham lam thì việc này xảy ra là bình thường…

Thế còn trường hợp của một start-up cần nhiều vị trí có kĩ năng thì sao? Nếu gia đình bạn không đủ nhân lực để đáp ứng những vấn đề đấy? – Đến lúc nên kiếm người ngoài rồi đấy. Hoặc nếu nó là một start-up thiên khá nhiều về ý tưởng, có định hướng lâu dài (cả trăm năm) thì tốt nhất chúng ta nên tìm co-founder là người ngoài và cùng “đặt luật” làm việc với nhau.

Có thể hầu hết các bạn trẻ sẽ ngại vấn đề này. Tuy nhiên, nếu làm start-up vì một lí tưởng vì một mục tiêu nào đó cao xa bay cao thì một đội ngũ như vậy là tốt nhất. Và tất nhiên như trên đã nói: “đặt luật” với nhau. Và một yêu cầu rất khó khăn nữa là: người đứng đầu tàu phải có khả năng quản lí và khả năng định hướng tốt – tức là vừa là đứa con vừa là ông bố ấy! – các bạn xem lại bài “ba ông thánh trong start-up”. Cùng với khả năng “đốt ruộng” tốt! Vì bây giờ không cần một ông bố giỏi quản lí quán xuyên mọi việc, mà cần một lãnh đạo có thể truyền động lực và phân chia đúng người đúng việc. Cách đây trong vòng không quá 10 năm, quan niệm những kẻ lãnh đạo là những kẻ “làm tất” là chuyện thường, tuy nhiên với tình trạng hiện tại, lượng thông tin kiến thức và kĩ năng yêu cầu công việc cực kì nhiều và lớn, vì vậy chả khác gì tự mình đập đầu mình và phá nát start-up khi chính tay bạn làm tất cả.

Tất nhiên, mô hình này cũng sẽ có bất cập nếu như bạn chỉ là một đứa bé, hoặc chỉ là một ông bố. Chỉ biết suốt ngày mơ mộng hoặc suốt ngày chỉ biết làm cái việc mà mình có kĩ năng tốt nhất. Kinh doanh và làm việc theo sở thích hay mơ mộng là những thứ rất khác nhau. Bạn phải hiện thực hóa cái giấc mơ của mình cũng như phải biết cách sắp xếp và học hỏi thêm cũng như định hướng cho công việc mà mình đã trở thành chuyên gia để đưa nó lên tầm gọi là “kinh doanh”: phải có lý tưởng, phải có định hướng dài – trung – ngắn, phải có quản lí chặt chẽ và giải quyết được các vấn đề gặp phải theo những cách khác nhau. Start-up với co-founder là người ngoài sẽ giúp chúng ta làm việc này khá tốt.

Lâu lâu chúng ta cũng nên ra quán café uống chanh mật ong nhỉ? – đừng keo kiệt như Warrent Buffet, vì chúng ta sẽ được tận hưởng không gian to hơn, tiếp xúc nhiều người hơn và đặc biệt… vị mới hơn: để chửi hoặc khen :v

Author

Write A Comment