Cái này là vấn đề đâu đầu của hầu hết các bạn trẻ Việt khi làm start-up, đặc biệt là start-up trắng tay. Cơ mà nói thật, nó chả phải là vấn đề cần quan tâm tới mức đấy. Cũng như đi tới mấy diễn đàn start-up, ở đâu cũng có bạn ngây ngô hỏi: tiền đâu để chạy để sống?
Ly chanh này tớ sẽ cho các bạn biết cần câu cơm cũng như cái thật sự nên quan tâm trong start-up. Và nó không phải là tiền để chạy, mà là dòng tiền thu về!!!
Về việc muôn thuở: “làm sao để sống”, thì xin thưa đơn giản lắm! Part time, cơ mà có vẻ part time sẽ hơi tốn thời gian của bạn và đôi khi ngốn sức nên sẽ nản, trừ khi bạn thật sự đam mê (nên nông rân tui toàn tuyển giai làng gái bản yêu nghề không à!). Thế thì sao các bạn không nghĩ ra những thứ đơn giản hơn để xử lí những vấn đề này? Với tui: dạy đàn, quảng cáo online, sắp tới lại chuẩn bị bán nước mía lau lề đường chơi nữa ấy chứ… ở trong cái đất Sài Thành này mà chết vì thiếu tiền thì… đi chết thật đi! Một ý tưởng cao siêu, phần lớn tận 90%, nói thật với các bạn, là xuất phát từ nhu cầu đời sống bình thường của cả nhân loại. Còn các bạn thì lúc nào cũng nghĩ đến tận mây xanh trong start-up!
Vấn đề thứ 2: cũng “làm sao để sống”, nhưng mà “làm sao để cái start-up” sống? 50% doanh nghiệp ở Mỹ chết sau 2 năm đầu, và 80% chết ở sau 5 năm. Đấy là con số bình thường ở huyện! Lý do? Không phải là “kiếm đâu ra tiền” mà là “làm sao để dòng tiền đó hiệu quả”, và làm sao để “sinh ra tiền”. Nguyên tắc thì đơn giản, xin chia sẻ các bạn một phần:• Idea -> plan -> demo sản phẩm 1 -> xin tiền dòng 1 -> boost sản phẩm -> demo sản phẩm 2 -> xin tiền dòng 2 -> boost sản phẩm…• Các sản phẩm phải tập trung vào một cái xương sườn xác định từ đầu (mission, vision, core values
Ở trên các sai lầm tập trung lớn vào tài chính, nhưng không phải là nguồn vào mà là nguồn ra. Khi các bạn làm được cái gọi là hình mẫu rồi thì việc xin tiền không phải là vấn đề nữa. Mà vấn đề là làm sao để nó có thể sinh được một cục tiền từ các sản phẩm đó, làm sao để nhà tài trợ không rút lại số tiền họ đã cam kết tài trợ cho bạn! Ở trên là cách “khô khan” để bạn làm được điều đấy, nhưng không chỉ mỗi có nó, bạn còn phải thực hiện các cách “mềm dẻo” như văn hóa, nhân sự… là thứ mà đâu đầu hơn hết trong quá trình start-up khởi đầu. Ví dụ:“Tới giờ chắc cũng phải nói chuyện với gần nửa ngàn người trong tuyển dụng rồi! Thì theo kinh nghiệm với start-up hoặc làm tình nguyện cho cái lí tưởng nào đó:- Với 100% số người quan tâm vs hỏi- Có 80% ủng hộ vs 20% chửi hoặc này nọ các kiểu- Vẫn dc 60% tham gia- Nhưng rụng hết 40% còn lại 20% trong quá trình khởi đầu- Tiếp tục bị khai tử hơn 15% vì thiếu nghiêm túc!!!- Còn lại 5% hiểu và nhận biết giá trị của mình vs dự án thì trong đó chỉ có 2% là có khả năng làm leader! Và 1% này cũng là leader hoặc chief hoặc manager của các cty họ đang làm luôn! Đẳng cấp khác nhau rõ rệt qua các đối tượng!!! Và thống kê khác: trong 5% cuối cùng thì 70% làm công ty! 30% free lance! Việc mà hầu hết ở trên đều hỏi: “làm free thì lấy gì sống?” Còn 5% này thì lại muốn tự đẻ con chứ ko thích nuôi con người ta!!! This’s real A team!” Hoặc “làm sao để có một công ty có văn hóa ý tưởng kiểu Kaizen? Làm thế nào để chạy qui trình quản lí công việc theo OKRs?:
…. Quay lại vấn đề tài chính khô khan! Thì xin khẳng định chắc chắn với các bạn là khối lượng và tầm sản phẩm bạn nằm ở đâu! Bạn sẽ được nhà tài trợ tài trợ cho một cục tiền để có thể ăn mì gói, hủ tiếu hay phở trong quá trình start-up! Cho nên hãy suy nghĩ về việc mình làm và các dòng tiền thu về!!! Nhà tài trợ cũng chỉ nghĩ về nó thôi!!! Quan hệ hả? Không cần đâu! Khi bạn cố gắng thì sẽ có người giúp bạn thôi! Có quan hệ thì 10 người xong! Không có quan hệ thì 1000 người! Còn ít mà ^^!
Chả ai đi pha một ly chanh mật ong lại nghĩ: chanh hôm nay chua thế nào nhỉ? Mật ong ngọt thế nào ta?… mà cũng đều nghĩ tới ly chanh pha ra làm sao để hợp với khẩu vị hôm đó mà thôi. Mỗi nhà tài trợ cũng có một khẩu vị khác nhau nữa! Cho nên… cũng phức tạp hè!