Tag

Chanh mật ong sáng

Browsing

Thường thì người á Đông sẽ chọn người nhà, mà thật ra phương Tây ngày xưa cũng “gia đình hóa” ý tưởng và mô hình kinh doanh của mình. Nhưng nay thì sao? – Tùy…

Với mỗi mô hình đều có cái lợi và cái hại của nó, tuy nhiên, phải xem xét loại hình kinh doanh của mình.

Với “gia đình trị” thì bạn sẽ không phải lo sợ việc ý tưởng bị đánh cắp hoặc lừa lẫn nhau trong nội bộ gia đình. Thường thì các vị trí cốt cán trong gia đình sẽ do người gia đình, người thân – bạn bè đảm nhiệm. Tuy nhiên, nông rân tui nhớ không nhầm thì có khảo sát mô hình gia đình trị thường chỉ sống được 3 thế hệ, rồi sau đó nó sẽ chết hoặc là được bán cho người khác và tiếp tục phát triển. Nguyên nhân thì cũng là tại vì “đó là gia đình”.

Tuy nhiên khoan hãy nói về “tính gia đình” ở 3 đời sau mà hãy nói trong đời đầu tiên. Vì sự tin tưởng tuyệt đối đến với các thành viên trong gia đình nên các qui trình làm việc cũng như cách làm việc của mọi người đều được xử lí với tinh thần trách nhiệm cao mà không phải lo lắng gì nhiều. Tuy nhiên, loại mô hình gia đình trị ngày được hiểu mở rộng hơn với cách thành phần là bạn bè thân hoặc bạn bè. Vì vậy, hoặc là nhanh phát triển và mở rộng hoặc là chết nhanh! Vì nhiều nguyên nhân:

  • Khi vừa mới phát triển thì xảy ra tranh chấp về ý tưởng các thành viên trong gia đình. Tại sao lại thế? – Có thể phần lớn đều hiểu nhau nên không cần phải đặt những mục tiêu dài hạn, những nhiệm vụ dài hạn… mà chỉ cần hiểu tình trạng và ý tưởng sản phẩm rồi làm. Việc này sẽ dẫn tới sản phẩm được kiến tạo và hoàn thành tốt, tuy nhiên việc thiếu định hướng lâu dài (hơn 3 đời) thậm chí là ngắn hạn sẽ làm cho các thành viên phải cãi nhau và gây nên đổ bể. Hoặc nếu họ có một ông bố quyền lực trong gia đình thì nó sẽ sống, nhưng rồi đến đời 1, đời 2, đời 3 thì sao?
  • Sự lừa dối nhau trong thành phần mở rộng: bạn bè, người thân trong dòng họ… việc này chỉ cần một tranh chấp nhỏ hoặc ai đó có tính cách “quá tốt đẹp” hoặc những con người tham lam thì việc này xảy ra là bình thường…

Thế còn trường hợp của một start-up cần nhiều vị trí có kĩ năng thì sao? Nếu gia đình bạn không đủ nhân lực để đáp ứng những vấn đề đấy? – Đến lúc nên kiếm người ngoài rồi đấy. Hoặc nếu nó là một start-up thiên khá nhiều về ý tưởng, có định hướng lâu dài (cả trăm năm) thì tốt nhất chúng ta nên tìm co-founder là người ngoài và cùng “đặt luật” làm việc với nhau.

Có thể hầu hết các bạn trẻ sẽ ngại vấn đề này. Tuy nhiên, nếu làm start-up vì một lí tưởng vì một mục tiêu nào đó cao xa bay cao thì một đội ngũ như vậy là tốt nhất. Và tất nhiên như trên đã nói: “đặt luật” với nhau. Và một yêu cầu rất khó khăn nữa là: người đứng đầu tàu phải có khả năng quản lí và khả năng định hướng tốt – tức là vừa là đứa con vừa là ông bố ấy! – các bạn xem lại bài “ba ông thánh trong start-up”. Cùng với khả năng “đốt ruộng” tốt! Vì bây giờ không cần một ông bố giỏi quản lí quán xuyên mọi việc, mà cần một lãnh đạo có thể truyền động lực và phân chia đúng người đúng việc. Cách đây trong vòng không quá 10 năm, quan niệm những kẻ lãnh đạo là những kẻ “làm tất” là chuyện thường, tuy nhiên với tình trạng hiện tại, lượng thông tin kiến thức và kĩ năng yêu cầu công việc cực kì nhiều và lớn, vì vậy chả khác gì tự mình đập đầu mình và phá nát start-up khi chính tay bạn làm tất cả.

Tất nhiên, mô hình này cũng sẽ có bất cập nếu như bạn chỉ là một đứa bé, hoặc chỉ là một ông bố. Chỉ biết suốt ngày mơ mộng hoặc suốt ngày chỉ biết làm cái việc mà mình có kĩ năng tốt nhất. Kinh doanh và làm việc theo sở thích hay mơ mộng là những thứ rất khác nhau. Bạn phải hiện thực hóa cái giấc mơ của mình cũng như phải biết cách sắp xếp và học hỏi thêm cũng như định hướng cho công việc mà mình đã trở thành chuyên gia để đưa nó lên tầm gọi là “kinh doanh”: phải có lý tưởng, phải có định hướng dài – trung – ngắn, phải có quản lí chặt chẽ và giải quyết được các vấn đề gặp phải theo những cách khác nhau. Start-up với co-founder là người ngoài sẽ giúp chúng ta làm việc này khá tốt.

Lâu lâu chúng ta cũng nên ra quán café uống chanh mật ong nhỉ? – đừng keo kiệt như Warrent Buffet, vì chúng ta sẽ được tận hưởng không gian to hơn, tiếp xúc nhiều người hơn và đặc biệt… vị mới hơn: để chửi hoặc khen :v

Thật ra những cái chuyện này bình thường, phương Đông hay phương Tây, Việt Nam hay Mẽo hay tất tần tật các nơi cũng đều có hiện tượng này. Vì có nó thì mới có phát triển được. Tuy nhiên, phát triển như thế nào là chuyện khác!

Chuyện… ở Việt Nam. Với tính cách ăn xổi ở thì, nông nhàn. Thì đa phần người VIệt Nam sẽ copy nguyên si từ hệ thống tới mô hình, rồi làm theo để mà có tiền ngay, được nhậu ngay. Cũng vì cái tính cách đấy mà khi một cái chòi nhà lá hoạt động kinh doanh nước mía ở đấy tốt thì các “đại gia nhà lầu” ở gần đấy cũng bắt chước theo ngay. Và sau một hồi thì cả đám tèo!!! Chuyện này thì thấy rất dễ ở các loại công ty: quay phim, truyền thông, event, phần mềm… tuy nhiên rõ nhất hiện tại vẫn là thị trường app điện thoại. Chỉ cần rảo lên một vòng trên đấy thì có đầy những cái app có nội dung giống nhau. Và tất nhiên việc kiện tụng ở VN những vấn đề như thế này chả có đơn giản, nên … thôi kệ!

Chuyện… nước ngoài. Cũng có bắt chước đầy ra đấy. Nhưng mà nó “nghệ thuật” hơn. Về cơ bản thì họ nhận thức được giữa copy và ăn cắp và cái quang trọng hơn là “sở hữu trí tuệ”. Và… nói chung là nó rất có giá trị. Và… vì hiểu giá trị của nó nên người ta cũng copy, nhưng copy để phát triển theo một hướng nào đó chứ ko phải để kiếm tiền nhậu. Và cái khác ở đấy là những thứ họ đặt ra như Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi (Vision – mission – core values) là những cái thứ mà khi hỏi người Việt Nam vs người Việt Nam hỏi mình mình trả lời thì thường được nhận lại một cái tặc lưỡi hay bĩu môi cùng với những câu có nghĩa đại loại như: ko có giá trị, viễn vông, chả chi tiết cụ thể… blah blah blah.

Thế… cái xương sống của bạn có được cụ thể hóa ra bên ngoài cơ thể con người không? Nhưng ai ai cũng biết nó, cũng thấy lòi lòi vài xíu ở đằng sau lưng. 3 cái trên nó cũng giống như cái cột sống vậy, biết là nó đấy nhưng ko có rớ tới nó được. Mà muốn rớ tới nó phải rờ qua da, tay chân, bụng… muốn xem nó phải rạch ra đào sâu vào để thấy rõ ràng và chi tiết hơn. Cho nên mỗi người mới có mỗi cái nét đặc sắc khác nhau.

Cơ mà thật ra thì ở nước ngoài người ta cũng copy nhiều lắm, nhưng mà nó bị đào thải dần chỉ còn lại những thứ đặc sắc thôi. Ví dụ như: facebook, linkedin, twitter, tumblr… nó cũng là mạng xã hội chung chung, nhưng nó có giá trị riêng của nó, thế là cùng sống. Vấn đề còn lại là giá trị ai đáng giá nhiều vàng hơn, thu hút nhiều người đi tìm tới nó hơn mà thôi . Và cái đấy là cái mà mỗi khi làm kinh doanh cần phải nhận thức rõ ràng. Chứ nếu không, khi bạn gặp những người hỏi bạn câu: “Ngoài kia cũng có thằng làm rồi, mày làm bằng nổi nó không?” thì bạn có thể tự khẳng định bằng cách trả lời 3 cái điều trên là đủ rồi. Nếu nó tiếp tục bĩu môi, thì ta ngoắc đít đi. Còn nếu nó suy nghĩ, thì tiếp tục chém đi vì có lẽ nó sẽ đầu tư cho bạn đấy!

Cơ mà, có một đẳng cấp cao hơn nữa của copy – ăn cắp. Việc xác định tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị là cái thứ mặc nhiên có rồi đấy. Nhưng copy rồi còn phải lắp ghép các mảnh lại với nhau nữa thì sản phẩm sẽ nằm ở một tầm cao khác nữa. Facebook hiện tại cũng đang muốn cắn bớt đi miếng bánh tìm kiếm của Google, Samsung lúc nào cũng muốn xử Apple… nhưng sẽ thế nào nếu có một anh chàng nào đấy đứng lên và ghép cả 2 lại với nhau? Facebook + Google – lúc đấy thì chả có công cụ tìm kiếm nào ăn nổi nó. Samsung + Apple – lúc đấy thì chả có cái kho ứng dụng nào, brand di động nào chơi lại nó. Tuy nhiên, khó nhằn. Có một cách tốt hơn là đi kiếm mảnh ghép khác để khép lại! Nếu bạn nghĩ ko có thì thật nhầm, chẳng phải trong quá khứ Steve Jobs đã làm rồi đấy sao. Chiếc iPhone hiện tại bây giờ cũng là sự lắp ghép của nhiều ý tưởng lại với nhau – có cái copy có cái ăn cắp “nghệ thuật”. Và copy giờ lại trở thành một thứ gọi là “nghệ thuật sáng tạo”…

Chanh mật ong muốn tìm ra công thức lẹ thì copy người ta rồi về chỉnh lại tí là nhanh nhất. Bạn có thể thêm tí hột é hay tép chanh ở viền ly chanh để có một sản phẩm “độc” hơn và đêm đi bán!

Đổi mới nhé, chứ không nói tới phá cách! Cơ mà cũng đều phải có một thứ giống nhau: nhận thức rõ cơ bản, nhận thức rõ cái cốt yếu, nhận thức rõ cái truyền thống.

Ví như người Nhật, mặc dù đất nước họ là một đất nước công nghiệp, rất phát triển: nào là robot, nào là máy móc công nghiệp nặng, nào là các khu phố đồ sộ… nhưng những nét truyền thống vẫn được gìn giữ một cách khá cẩn trọng. Có thể nói giá trị truyền thống văn hóa trong con người người Nhật vẫn được giữ rất tốt. 

Hoặc như Hàn Quốc, về sự đổi mới của họ. Họ chấp nhận thay đổi theo hệ thống giáo dục của Nhật Bản vào những năm đầu khi vừa thoát khỏi sự nghèo đói, lúc đó thì nói thật so với Việt Nam, Hàn Quốc chả là gì. Thế nhưng bây giờ thì nó lại là một trời một vực. Một đất nước mà nền giáo dục, kinh tế, xã hội, giải trí, quân sự phát triển rất mạnh và còn vươn mạnh ra khỏi Châu Lục để nằm ở tần Thế Giới (các chương trình truyền hình, phim ảnh, quân sự… Hàn Quốc rất có ảnh hưởng tới khu vực và Thế Giới hiện tại!). Tuy nhiên, trong hẫu hết những cái chương trình ảnh hưởng to bự kia, đều phản ảnh đậm chất nét truyền thống của một nơi mà người ta cũng gọi đậm chất với cái tên Xứ Sở Kim Chi. Và bạn có thể thấy được rõ nét truyền thống trong phim ảnh, chương trình giải trí, lối sống của họ. Còn giữ nguyên những thứ truyền thống và cũng chính qua những chương trình đấy người dân được biết – nhớ tới và kế thừa.

Quay về Việt Nam. Lầm! Kể cả các bạn trẻ và các “bác” ngồi ở trên đều lầm. Lầm về định nghĩa đổi mới và cải cách, cũng giống như định nghĩa phá cách và sáng tạo mà tui đã nói ở ly chanh mật ong sáng trước. Cải cách – đổi mới là sự đi lên, thay đổi trong thời bình. Còn thời chiến thì đa phần là đập bỏ nhưng Châu Âu vs Châu Mỹ thì người ta không phá bỏ mà thường kế thừa (Chỉ có Việt Nam và vài nước châu Á, mỗi khi chế độ mới chiếm được chế độ cũ thì đốt – đập – phá bỏ hết tất tần tật kể cả cơ cấu hạ tầng và công trình nghệ thuật văn hóa!)

Thiết nghĩ các bạn cũng nên ngồi đây, uống một ly chanh mật ong cho toảnh hoảnh đầu óc và suy nghĩ (Kể cả các bạn trẻ và già!) Thế nào là cải cách?

Anh có thể thấy được cái cáp treo nó thuận tiện với một số người nhưng với đa phần dân phượt phẽo thì nó là một thứ phải nói là phá bĩnh, phá đi cái sự trải nghiệm của người tham gia đi phượt để khám phá địa điểm đấy. Ơ thế mà Fansipan rồi Sơn Đoòng rồi chả biết còn cái nào nữa không? Tui nghĩ chắc tương lai các bác ấy vác cả toilet vào xây trong rừng luôn là thuận tiện dường nào. Khỏi phải đào lỗ và xử. Cơ mà theo ngu ý của tui thì thay vì mấy cái dây nhợ với cái họp đấy thì số tiền dùng cho việc đưa cái mớ đấy lên có thể dùng để xây dựng lại con người trong du lịch tại đấy, hay xây dựng một hệ thống hỗ trợ nhanh hoặc hệ thống mạng xã hội kết hợp giữa những người tham gia trong cái địa điểm đấy lại, thế là không sợ lạc, không sợ chết mà tính chất trải nghiệm của địa điểm vẫn còn y nguyên, thậm chí còn zui hơn nữa ấy chứ – nói thật, Vietnamtui đang xây dựng cái mô hình này trên app vs web :3

Hoặc mấy cái cơ chế đổi mới gì gì ấy, giữ gìn truyền thống gì gì ấy. Nhưng mà nghe đồn đâu trong vòng 10 năm, các bác trên UB phá bỏ tầm 60%-70% gì đấy các di tích lịch sử văn hóa để… để mới. Có vẻ là mấy cái công trình đấy cũ quá rồi nên khó giữ gìn, thôi thì đập!!!

Đấy là các bạn già! Còn các bé trẻ thì sao?

Xin nói về việc cưới xin cho người đồng tính. Tui nghĩ các bạn nên hiểu cái gì gọi là đồng tính tự nhiên và cái gì gọi là đồng tính phong trào. Theo nghiên cứu về gene thì những bạn đồng tính nữ chỉ có khoảng 30% là di truyền, còn nam thì cỡ 60% (mình nhớ ko rõ nhé), tức là mức độ ảnh hưởng và gây ra “ép buộc đồng tính” là cũng khá cao rồi đấy. (Bỏ qua việc thống kê còn “sót” những người “im lìm” nhé. Vì đã là nghiên cứu rồi mà?) Điều đó có nghĩa là tệ nạn giới tính cũng sẽ liên quan tới cái số 70% nữ và 40% nam còn lại. Thế thì làm sao giải quyết? Tất nhiên là không thể nào đem chôn hết rồi (như một số thành vần cực đoan ý kiến!) Thôi thì đi tới, tức là phải cho mọi người nhận thức được đồng tính là một xu hướng cảm xúc của con người (nửa tự nhiên và ko tự nhiên) và nó cũng bình thường thôi chứ không ảnh hưởng gì tới xã hội, giống loại lắm. Tuy nhiên, ko lắm, nhưng có. Cho nên việc cưới xin cho các cặp đồng tính là một vấn đề cân nhắc, cân nhắc trong bối cảnh kinh tế – xã hội – nhận thức xã hội – nhận thức giá trị con người trong xã hội. Nếu các bạn già thì mồm bảo thôi kệ lũ nhỏ la ó quá cho qua. Còn các bạn trẻ thì thấy “Uh, các nước phương Tây làm được mình cũng làm được!” thì xin thưa có ai nghĩ tới phương Tây nó nhận thức sao về vấn đề này và phương Đông thì như thế nào trong TÌNH HÌNH HIỆN TẠI KHÔNG? Có thể là tương lai 10 năm sau thì ổn, chứ với cái kiểu “Tây sao Ta vậy!” mà không biết chắc lọc mà cứ bê nguyên vào là chết.

À mà tùy, thí dụ như phong cách làm việc của Ta là sếp trên chỉ tay năm ngón xuống, kiểu như vua ngày xưa ấy. Còn Tây là cả 2 cùng bàn việc với nhau, một người giải quyết tình hình, một người nắm giữ xương sườn thì cái này nên áp dụng ngay. Chả có lý do gì để “từ từ” việc này cả…

Nếu bạn quyết định sáng nay uống một ly chanh mật ong đá thay cho ngày thường là nóng. Thì phải xem thử cái cổ mình có thích hợp với nó không? Chứ uống ầm ầm zô thì sáng hôm sau khỏi lếch dậy để pha luôn chứ đừng nói là uống!!!

Tu Thân – Tề Gia – Trị Quốc – Bình Thiên Hạ. Từ xa xưa ông tổ mấy đời lão nông rân tui đây đã dạy vậy rồi. Nhưng mà tui thấy… giờ chả ai theo cái này cả.

Uh thì có thể là Trị Quốc hay Bình THiên Hạ gì gì đó rồi Tề Gia sau cũng được. Nhưng mà sống cả chục năm nay tới giừ thì thấy nhiều người chả Tu mà cứ lập Gia, đòi quản Quốc nên cuối cùng toàn phá Gia, rồi phản Quốc ko hà!

Thế… tu là gì? Mà sao nó quan trọng rứa?

Từ này thì nói chung là mỗi người mỗi cảm nhận, mỗi định nghĩa, nông rân tui thì ngày ngày cày cuốc, ăn ba bữa, uống mấy lít nước để sống qua ngày nên cái tu của tui nó cũng nhẹ nhàng thôi. Chả cần phải vào chùa, vào nhà thờ, chả cần phải tụng kinh cho nhiều… mà chỉ cần biết và hiểu về nó là được. Thật ra thì vô chùa hay nhà thờ, người ta cũng dạy làm người phải vậy, phải biết vị tha này nọ, phải biết cái này lúc nào đúng lúc nào sai, phải biết tu tâm dưỡng tánh ra sao, hành xử thế nào với mọi người, rồi phải rèn phải bỏ đức tính gì… thực chất các cuốn kinh ngoài kể về các vị Phật vị Thánh và những điều tuyệt vời họ làm được thì còn lại họ cũng giống như nhau, cũng dạy con người phải biết Tu Thân mà thôi!

Ấy vậy mà… có lắm người Tu chưa biết đến đâu nhưng cứ vác chuyện so sánh này nọ ra rồi lôi kéo người khác vào đạo của họ. Chuyện này nó cũng giống như việc bán hàng vậy, thật sự thì việc kể xấu về đối thủ trước mặt khách hàng là điều rất rất chi cấm kị, mà luật bây giờ còn cấm điều đấy nữa ấy chứ (cái này ko nói ở VN à nha!)

Cho nên bởi… tu khó lắm anh chị nông rân ơi!

Mỗi cái chuyện vượt qua cám dỗ khi tu đã khó rồi đừng nói là chuyện giác ngộ. Hay đánh giá việc này đúng hay sai cũng đã khó khăn khi tu rồi chứ đừng nói là cám dỗ.

Lấy ví dụ: nếu bình thường bạn vô thần, và có kiến thức, có ý thức. Bạn đang nuôi một cái hồ đầy cá, bỗng có 1 con bị bệnh thì bạn sẽ cách li nó ra liền. Để chữa bệnh cho nó, hoặc trường hợp tệ hại nhất là nó chết vì bệnh thì nó chết một mình, không ảnh hưởng tới những con cá còn lại. Nhưng mà… khi bạn tu, và hơi “nặng lý thuyết” thì bạn sẽ có khả năng giữ con cá đấy trong hồ vì cảm thấy… tội cho nó. Và thế là sau đó cả đàn cá đi tong. Đấy là chuyện đúng sai đấy!!!

Hay nói qua chuyện thả chim, thả cá phóng sinh đi. Cái này có thể nói là chuyện cám dỗ! Bạn bị cái nhà buôn chim sẻ, cá hú họa rằng là thả cá – chim phóng sinh để lấy phước lấy lộc. Nhưng mà có khi nào bạn nghĩ lại cho thật kĩ, thì đó là SÁT SINH chứ ko phải phóng sinh ko? Vì XH càng có nhiều người cả tin dễ bị cám dỗ như bạn, thì nhu cầu cá và chim sẽ tang lên. Và thế là họ lại càng bắt nhiều hơn, mà bắt nhiều hơn thì số chim chết do vận chuyển, để lâu trong lồng hoặc chết do kẹt lưới lúc bắt sẽ chết nhiều hơn so với việc mọi người không PHÓNG SINH như vậy ko?

Rồi còn cả những vụ rùm beng các nhà sư trẻ dính tới tiền nong, scandal, tình ái nữa… à mà cả án mạng nữa chứ! Đấy, đấy là minh chứng cho việc tu chưa tới đấy!!! Vì nó khó lắm…

Cơ mà tui thì tui nghĩ đơn giản thôi! Tu… là cảm nhận thế giới quang và hòa hợp rồi góp phần tốt hơn với cái thế giới quang đấy. Thì nó cũng giống như sáng tạo, chúng ta chỉ cần cảm nhận và xem xét những điều cơ bản đơn giản của thế giới xung quanh mình thôi, rồi ngẫm nghĩ và tìm ra một thứ gì đó hợp lí nhất mà ứng xử… vậy là tu! Tui tu tiên đấy…

Thế… bạn có kiên nhẫn khuấy cho kĩ cái ly chanh mật ong mà mình pha cho nó đều vị không? Đó cũng là tu đấy…

Chuyện muôn thuở! Chuyện mà cứ 1 tuần nông rân tui được hỏi vài ba lần. Hỏi về cách xác cmnd, hỏi về đường đi tới cái mục tiêu đấy. Thôi thì dạo vài đường cuốc xẻng!!!

Thế mục tiêu là gì? Bản thân tui thì mục tiêu là cái mà mình có thể dựa vào đấy mà lếch đi tiếp dù có què có cụt đi chăng nữa. Nó cũng giống như đức tin, người ta tin Chúa Jesus, hay Đức Phật, hay Allah, hay Chúa Ba Ngôi… hoặc tin Quan Công, tin Gia Các Dự… nhầm Lượng… thì tui lại tin cái mục tiêu, cái ước mơ của mình. Nói tí về đức tin thì nó là một thứ mà có thể giúp con người vực dậy ở chế độ mặc nhiên auto, mặc dù gặp khó khăn, sợ hãi, chán nản… gì đi nữa thì niệm thần chú, hay tưởng tượng hay nhớ về cái đức tin của mình, con người sẽ lại… tỉnh như ruồi.

Thế… quay lại! Mục tiêu! Thì có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Về cơ bản thì người nông rân tui phải có những cái thứ “nhập nhằng” như vậy đi mà… bây giờ có gần chết cũng phải cố mà lếch đi tiếp. Mục tiêu dài hạn thì nó như một thứ thuốc doping thần thánh có thể giúp tui dù có đổ nợ, dù có mất hết, dù có tận cùng tuyệt vọng thì tui vẫn với cái tay một phát – gặp nó rồi kéo lên. Lại bắt đầu từ con số 0.

Tuy nhiên, các bạn chắc cũng nghe câu, nên hiểu mình đang đứng ở đâu để mà uống fristy đúng đúng ko? Chứ đứng ở bờ vực mà uống fristy thì nó bay cao bay xa quá rớt luôn xuống dưới thì có mà tèo. Vì vậy phải có những cái mục tiêu ngắn hạn, những cái rõ ràng trước mắt để mà đạt từng bước. Chứ ngồi đấy, đặt bước 1-2-3-…-10 bước mà bước 1 chưa làm, mà có khả năng làm tới bước 3 nó tạch cha nó rồi thì tổ tốn thời gian. Cho nên cứ đặt mục tiêu ở bước 1-2-3 đi rồi bắt đầu từ bước 1.

Vừa rồi là tui nói về cách đưa ra mục tiêu và một phần cách để đi. Vậy thì giờ chúng ta qua vấn đề là… đi sao cho đúng! Câu trả lời: KHÔNG BIẾT :v

Tui xin tạm thời lấy những tình cảnh bi thương lâm li bi đát của các bạn xui xẻo tận cùng của thế giới, có cảm giác như cả quả đất này nó chống lại mình ấy (tui thích nó!) thì các bạn sẽ phải: đụng cái nào cũng hỏng, đi đâu cũng ko như ý mình, làm chuyện gì cũng đổ bể ko tới nơi… vầng! Thì những cái ví dụ này là mình chứng cho câu (tui luôn lẩm nhẩm như thằng điên câu này) NOTHING EASY, BUT NOTHING IMPOSSIBLE, JUZT DO IT! Đại loại nó nghĩa là CHẢ CÓ CÁI GÌ DỄ ĂN, MÀ NÓ CŨNG KHÔNG PHẢI KHÔNG LÀM ĐƯỢC, CHỈ CẦN XOẮN TAY CHÂN LÊN MÀ LÀM THÔI.

Vậy thì nó có ý nghĩa mẹ gì? Ờ! Là chả có cái gì dễ cả, dễ đoán, dễ cho ra… cho nên nếu tui tự hỏi đi sao cho đúng thì tui sẽ đi bước 1, dự định trước bước 2-3 rồi lò dò đi tiếp, trên quãng đường đi đấy tui dùng IQ, EQ, AQ, PQ… để “tận hưởng” – xem xét và nhìn nhận nó để dự đoán và tiếp tục đi. 2-3 mới đặt đấy nhưng sau khi làm một phần 1 tui có thể thay đổi, nhưng mọi thứ thay đổi thì phải nhìn vào cái gọi là MỤC TIÊU ở phía trước khi mà thay đổi chứ ko phải cứ thích đi đường này là đi, đường nọ là đi. Vậy thì đường đi của mình nó sẽ phụ thuộc vào sự kết hợp – cân bằng giữa: MỤC TIÊU – KHẢ NĂNG BẢN THÂN – ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG. Cơ mà, sau một hồi kết hợp mà ko ổn thì… bỏ làm lại từ con số 0 là chuyện thường ^_^ Chứ ngồi như thánh Khổng Minh chém tới bước 10 luôn thì…

Nếu mà bạn muốn uống một ly chanh mật ong ngon vào sáng hôm sau, thì tối hôm nay bạn phải ngủ trong trạng thái hưng phấn, tâm hồn thanh thản khỏe khoắn. Thì hôm sau bạn mới “có tay” mà pha một ly chanh ngon và có cái lưỡi hưng phấn để… uống gì cũng ngon được.

Mục tiêu hôm nay là cày xong thửa ruộng sponsorship. Uống xong ly chanh đã :3

Sẽ chả có gì nếu chúng ta cứ để im như vậy! Chuyện tới đâu hay tới đó, cứ để nó tự nhiên đi sao phải thay đổi? Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời! Thôi cái này tao quen rồi, đổi làm gì…

Là những câu bất hủ mà tui hay thấy! Thật sự thì đúng là rất khó thay đổi, nhưng chả có cái gì là ko thể được. Một số người tự quyết định được vận mệnh của mình bằng cách nhận xét tình hình và thay đổi theo hướng tích cực. Một số người thì vì hoàn cảnh ép buộc hoặc một biến cố nào đó mà họ lại thay đổi. Túm lại là… khó!

Tuy nhiên, đấy là điều phải – sẽ, mà con người phải – sẽ gặp phải mà hành động cùng nó. Vì thay đổi đồng nghĩa với sự phát triển, đổi mới sang một cái gì đấy khan khác, tốt hơn… đôi khi tệ hơn!

Nó là cái thứ bất di bất dịch và ai cũng phải gặp! Đúng! Dù có muốn hay không thì con người chúng ta phải luôn gặp nó: thay đổi thời tiết -> thay đổi ăn mặc, thay đổi… người yêu -> thay đổi trạng thái tính cách và tinh thần, thay đổi… quần áo -> thay đổi con mắt – một tí tính cách gì đó… và đa phần là tốt hơn nhưng người ta thường rất ngại. Ví dụ như chuyện học nhạc: có những người học nhạc nhưng lại “cãi cả thầy”, không phải vì lí do nó thích hợp với mình hơn, không phải vì có người chỉ vậy mà vì “em quen rồi!”… ồ, thế thì tốt hơn hết em ngừng việc học với tui ở đây luôn cho rồi. Hoặc một số người cứ giữ khư khư phương pháp học của người ta, trong khi những người khác có phương pháp học dc 10p giải quyết xong vấn đề thì họ phải mất 60p, tuy nhiên… quen rồi!!!

Đối với một vấn đề có cách tốt hơn, hoặc mình ít kinh nghiệm hơn vài người thì có lẽ việc nghe theo sự thay đổi qua ý kiến của họ là một cách tốt nhất… à ừm, tốt hơn. Với người nông rân tui đây thì việc đi tìm những phương pháp mới để gieo trồng cho vụ mùa tốt hơn, đi tìm những ý tưởng mới để thay đổi, đi tìm những anh nông rân mới khác để cày cuốc cho năng suất hơn là điều phải làm…

Tuy nhiên, thay đổi thế nào là đúng? Mọi thứ đều có MỨC CÂN BẰNG của nó cả, nếu bạn thay đổi một vấn đề như thay quần sịp, hay như các anh tán gái bằng lưới thay người yêu thì… một ngày bạn sẽ hết quần sịp để thay và các cô người yêu sẽ phát hiện ra mà tán cho vêu cả rang lợi ra cả  :v

Thay đổi phải có nhận định! Và tất nhiên nó là nhận định mở. Có thể bạn nghiên cứu khá kĩ về mảng A đấy rồi, khi có một ai đấy gợi ý cho bạn thay đổi vấn đề X trong mảng A đấy. Nhưng bạn đã thấy được sự không ăn nhập, không hộp lý, năng suất không cao hơn thì tại sao phải thay đổi theo? Chả ai đi cấy một giống lúa cổ đại biết chắc rằng năng suất sẽ ít hơn giống đã phát triển cả, ngoài mục đích nghiên cứu. À, thế ra là nó phải phù hợp với mục đích của mình nữa.

Hoặc việc học đàn thì chắc chắn bạn phải kiên trì đi từng bước một chứ khó mà sáng chế ra phương pháp mới khi bạn chưa phải là một bậc thầy, một sư phụ. Tuy nhiên, mỗi loại đàn có cách kiên trì khác nhau đấy nhé!!!

Hmm… nói về những thay đổi rủi ro, có thể nói là điên rồ! Thì thật ra những người có định hướng khi đưa ra nó không phải là những ý kiến hời hợt. Thí dụ tui thường nghĩ về cánh cho con người, có thể nó là một phương tiện trong tương lai. Và tui nghĩ là con người sẽ làm được. Vì sao ư? Vì nó tiện lợi hơn xe, chủ động hơn xe, không gian di chuyển lớn hơn và thậm chỉ những ai cụt tay cụt chân hoặc liệt cũng đều có thể tự di chuyển được. Và điều tuyệt vời hơn khi sở hữu một đôi cánh là bạn có thể ko phải chết vì rơi (trừ khi nó hết năng lượng), có thể bay du lịch đến những địa điểm mà trước giờ con người khó đến được. Nếu có được những đôi cánh vậy thì ngành vận tải, di chuyển sẽ có một bước tiến rất rất mới. Có thể tiếp theo họ sẽ phát triển những thứ tốt hơn cả tên lửa bây giờ! Đó có phải là thứ viễn vông? Ồ ko! Nhưng nó là thứ rủi ro, hơi khó nhằn. Nhưng làm được! Tại sao ko làm nó? Nó thay đổi lớn đến đời sống con người trên hành tinh này đấy chứ. Rồi khi ra vũ trụ con người sẽ không phải phụ thuộc nhiều vào dây dợ và các động cơ khí phản lực…

Thế đấy…

Ly chanh mật ong bạn uống hàng ngày! Bản thân nó đã tự thay đổi rồi. Và có những lúc bạn cũng sẽ phải tự thay đổi thành phần của các nguyên liệu để tuỳ mục đích: ăn sáng với món ABC, trị cảm, trị viêm họng…

Nói chung là cũng có một chút tự và hào khi vĩ nhân Thế Giới có phần giống mình: không thích dùng từ marketing khi làm… marketing. Và thật ra thì phong cách trước giờ của Xoắn nông rân tui cũng toàn là branding awareness – nhận thức thương hiệu thôi chứ cũng ít quảng cáo chém gió lắm. Lúc trước làm MLM cũng éo có chém, chỉ có bọn làm MLM dở người lừa lọc mới chém thôi.

Vô vấn đề, nhận thức người dùng là gì?

Chả biết người khác định nghĩa sao nhưng mà đối với Xoắn nông rân tui đây thì nó là quá trình mà một nhãn hiệu tạo ra với mục đích làm cho người dùng có thể nhận thức được những giá trị mà sản phẩm của cty đó, brand đó đưa ra. Và khi họ nhận thức như vậy thì họ có thể thấy được GIÁ TRỊ CỦA HỌ khi sử dụng sản phẩm. Cái này một số bác gọi là tập trung vào giá trị và hành động khách hàng gì đó – thôi kệ mẹ nó, từ chuyên môn nhiều quá, nông dân tui chỉ biết làm thôi.

Thế tại sao phải mần cái chi mà cực khổ rứa?

Thực ra cái này nó liên quan mật thiết tới mấy thứ bên các anh chuyên môn gọi là direct marketing – tiếp thị trực tiếp, viral marketing – tiếp thị lan truyền (chả biết phải ko nữa), đại loại giống mouth to mouth marketing – tiếp thị truyền miệng ấy.

Thì khi cho bán 1 bao gạo cho khách hàng của tui ấy. Tui phải chém gió sao cho họ hiểu được giá trị của bao gạo này họ mua rất xứng đáng, họ mua tức là góp phần lớn tới việc cứu miếng cơ manh áo của biết bao nhiêu nông rân giống tui đây, họ mua tức là góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nền nông sản của cái huyện Xoắn của tui đây. Và khi họ mua gạo của tui thì tui bảo hành… tận dạ dày họ luôn, gạo nó ngon thơm dẻo ko mối mọt, và chỉ có cái thương hiệu tui mới có thể hiểu lòng khách hàng của tui được thôi. Tức là tui sẽ làm cho họ thấy chỉ khi họ mua gạo tui thì mới có cái sự tôn vinh thần thánh hóa vậy thôi. Tuy nhiên, tui sẽ ko chê bai hay nói xấu đối thủ nhé, vì vậy sẽ phản tác dụng ngay. Và khi làm branding thì chả ai dại chơi trò nói xấu vậy được.

Tuy nhiên có thể “dựa hơi” vào đối thủ để đi lên. Thí dụ ngày xưa Apple ra sau Microsoft, nhưng mà lão Steve rất gian manh trong việc tạo những cái commercial video – clip quảng cáo đi cho dân dã, và lão đã lấy Microsoft để làm cái mốc, sau đó lấy Apple ra và tôn vinh lên rất thần thánh, các bạn xem lại đọc lại thì phải nói… rất thần thánh. Thì đây cũng là một cách 2 lưỡi, và lúc đó Apple thì cầm được bên lưỡi ko bén cho lắm.

Quay về chủ đều chính! Khi mà họ hiểu được cái sản phẩm bạn vậy, hiểu được giá trị nó vậy. Và họ vác về xài. Ồ tất nhiên sẽ có người không phù hợp! Tùy người bán gạo, có người sẽ đổi loại gạo khác, có người sẽ mần cái chi chi đó hoặc lơ luôn khách hàng. Tui thì luôn đứng lên và… vác bao gạo khác cho khách hàng… thì với cái sản phẩm và dịch vụ như vậy! THì bạn chả cần phải branding nhiều (nhưng phải có à! 1 đồng sản xuất thì nên tầm 1 đồng cho branding) mà chính khách hàng sẽ là những người làm việc đấy cho bạn. Họ sẽ giới thiệu cô bác anh chị chú dì thím mợ ông bà bạn bè hàng xóm con cháu người yêu bồ nhí tri kỉ gì gì đó! Và bạn sẽ lại có một lượng khách hàng lớn nữa. Và cái hay là lượng khách hàng này sẽ được gọi là khách hàng tiềm năm – potential consumers hay là khách hàng trung thành – loyalty consumers.

Cơ mà nói là nói thế, tui thấy các nông rân ngày nay, nông rân Việt chả ai quan trọng cái này. Ai ai cũng: hạ thấp chi phí quảng cáo, tối ưu hóa lợi nhuận, bán sản phẩm lời nhất, vứt luôn dịch vụ hậu mãi… thế là không tốt. Sự hài lòng của khách hàng khi mua gạo của các vị mới là cái mà mình cần. Khi mà các nông rân khác làm vậy thì khách hàng của họ sẽ có người chỉ mua 1 lần duy nhất và không giới thiệu cho ai hết. Nhưng khi làm nghiêm túc thì dù giá gạo có cao hơn đi chăng nữa, nhưng người ta vẫn mua nhiều hơn – rủ người khác mua nữa!!!

Đấy! Một ly chanh mật ong ngon, mà chém gió tốt nữa thì nó phải khác chứ. Bạn pha ly chanh mật ong ở nhà có 5 đồng, nhưng ra quán café họ bán tận 15-20 đồng. Vì sao? Vì bạn ngồi trong quán – có người cười toe toét khi bạn chửi nhưng vẫn phục vụ. Cơ mà đừng có chửi nhiều quá coi chừng toét luôn mồm lúc nào cũng giống như cười đấy nhé!!!

Là chuyện muôn thuở!

Hầu hết các start-up đều nên có một mentor riêng cho mình. Và tất nhiên THÍCH HỢP.

Việc khó nhất là thích hợp, vì mentor thì đầy. Có cả những mentor ngồi không ở nhà đi hướng dẫn các start-up mà. Cho nên nói chung là khó. Đa phần các start-up Việt Nam đều không có hoặc có mentor “tồi”. À! Ý tui nói tồi đây không phải mỗi kĩ năng mà tồi ở khoảng không hợp với dự án mới mẻ của bạn.

Điều này phụ thuộc vào mindset.

Nếu bạn là một start-up mới muốn mở rộng ra cả thế giới bao la rộng lớn kia mà gặp một ông già mentor với tư tưởng local, chỉ giỏi local thì tạch, không sớm thì muộn. Hay bạn hiểu được giá trị của FREE, và muốn làm một hệ thống miễn phí cho cộng đồng (về lâu dài tất nhiên thu lại được nhiều), nhưng lại gặp một mentor mồm lúc nào cũng “PHẢI LÀM SAO ĐỂ SỐNG BÂY GIỜ” (mà ko thích kiếm tài trợ), thì bạn cũng chết chắc, không kịp ngáp!!!

Thế, cho nên, tìm mentor cũng giống như tìm một nhà tài trợ vậy. Không can thiệp sâu quá, phải hiểu phải thích phải có duyên với cái điều mà dự án mang tới thì mới ăn nhập được.

Và định hướng luôn phải là cái được đề cập đầu tiên – rõ ràng – xác định khi gặp một mentor hay một investor. Cứ như tụng kinh lẩm nhẩm, cứ phải điếc. Vì chắc chắn cả trăm người thì bạn chỉ tìm được 1 người thôi.

Có hàng tá cách pha, hướng dẫn pha một ly chanh mật ong. Nhưng trong một thời điểm, với cảm xúc, cảm nhận cơ thể – lưỡi của mình. Chúng ta chỉ có thể thấy duy nhất một ly ngon mà thôi!

Hầu như chả nghe thấy ai bảo sống có nguyên tắc, hoặc có đi chăng nữa thì con số đấy có vẻ như đếm trong lòng bàn tay, cơ mà tui cũng chỉ nghe qua bài báo về họ còn thực tế thì chưa thấy ai như vậy! Nhưng toàn…

“Sống là phải tự do!”, “Sống mà phải trong khuôn khổ thì sống làm gì?”, ”Phải phá vỡ nguyên tắc!!!”… thế… bạn có hiểu câu bạn nói không?

Có lẽ nhiều người khó mà xác định được việc “phá vỡ nguyên tắc” có 2 thể loại: 1 là phá hoại, 2 là nghệ sĩ đời sống thực thụ – một loại là phá bể hoàn toàn sự cân bằng và một là kẻ tạo ra những điều mới mẻ – một là trẻ trâu và một là thanh niên nghiêm túc với chính mình.

Ví như bạn vào một tổ chức, và nó có qui trình làm việc của mình, chưa gì hết bạn tưởng mình như một vị thánh nhân nào đấy trên trời rớt xuống và nghĩ mình là một người mà tổ chức phải tìm bấy lâu nay. Chỉ vì một thoáng suy nghĩ “thánh nhân” đấy và bạn làm ngược lại hoặc phá vỡ một mắc xích nào đấy của qui trình làm việc trên, và thế là tháng đấy tổ chức “hưởng đủ”. Ồ, một qui trình làm việc được tạo ra trong cả mấy tháng, mấy năm để đạt được hiệu suất cao nhất đấy! Tuy nhiên, cái qui trình đấy chưa phải là thứ tốt nhất có thể, và nếu tài năng thật sự bạn có thể thay đổi nó. Tất nhiên là sau khi nắm rõ nó! Việc nắm rõ qui trình và tác động của nó đến xung quanh, đến từng người, từng tổ chức, từng phòng ban sẽ giúp bạn hiểu rõ chỗ nào cần tối ưu chỗ nào cần phải kĩ càng. Đấy mới là phá vỡ nguyên tắc có ích.

Nông rân tui không nói là không có cái thể loại “chưa biết gì nhưng có thể làm ra một sản phẩm nghệ thuật phá vỡ nguyên tắc một cách tự nhiên”. Tuy nhiên, hầu hết họ đề trải qua một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm một cách nghiêm túc với chính mình, và hầu hết đều không biết rằng ở ngoài kia người ta đã làm nó với một cách khác – tất nhiên là kém hiệu quả hơn.

Thường thì nên “phá vỡ nguyên tắc sau khi đã nắm nguyên tắc”. Tất nhiên những ý tưởng đột phá thường nằm từ chính cuộc sống bình thường, những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc thường là những tác phẩm thể hệ cái cơ bản rất rõ ràng… những công trình đặc biệt thì nó phải có kết cấu về cơ bản chịu được tác động từ tác động bên ngoài để không bị đổ vỡ, những thiết kế sản phẩm – design – bức hình đột phá thường thâm sâu trong đó là những bố cục cơ bản…

Một ly chanh mật ong ngon nhất là ly phải có sự kết hợp hài hòa giữa chanh – nước – mật ong. Và tất nhiên, bạn phải biết cách pha cơ bản như bao nhiêu nước cho một trái chanh, bao nhiêu mật ong cho một ly nước rồi mới them chanh hay nước hay mật ong vào cho nó hợp với bạn nhất. 

“Nếu ngày mai là ngày cuối cùng, mày sẽ làm gì hôm nay?”, “Hãy làm việc như mai là ngày cuối cùng của cuộc đời!”…

Nếu là tui thì “chơi cho khỏe”. Làm cái quái gì mà phải hành xác. Vì chắc chắn trước khi xảy ra cái “ngày mai” như trên thì người nông dân tui đã làm cật lực một cách điên khùng ra rồi chứ không cần đợi tới ngày mai chết rồi mới quoắn hết cả mông lên. Cho nên nếu có đốt nhà đốt rừng nổ boom phá hoại gì trước khi chết cũng chả ai nói gì chứ đừng nói là chơi! Và bản thân tui thì … cái câu này vô trách nhiệm hết sức. Về cá nhân thì nhận xét  rằng đây là cái câu thể hiện sự vô trách nhiệm của con người ta khi nói ra!

Chẳng lẽ nếu mai không phải là ngày cuối thì làm việc sẽ khác đi? Hoặc có thể là chả có định hướng gì cho đích đến cả mà phải vin vào câu đấy?

Thật ra thì cũng có một quãng thời gian tui sợ chết lắm! Cơ mà lúc đó thì đích đến rõ như ban ngày, có điều đường đi thì hơi lắc léo và tìm mãi không ra là nên đi như thế nào. Ngồi nghĩ tới cái lúc ngủm củ tỏi mà chả có cái gì để lại cho con cháu thật là thốn. Thế là lại phải thư thả, lại phải xả hơi để đầu óc nó nghĩ ra được cái gì hay hay, nghĩ ra được cái gì có ý nghĩa, cho nó khỏe. Và thế là nó lòi ra cái ý tưởng đang làm bây giờ, Vietnamtui. Đấy! Cho nên có chết thật, sợ thật thì tui cũng vẫn ngồi gác chân lên cái ghế và thưởng thức ly vang nghe Andre Rieu cho thư thả.

Còn ngày bình thường à? Thôi thì cứ sáng sáng ly chanh mật ong, ngồi nhìn cái màn hình desktop lẩm nhẩm lẩm nhẩm như một thằng điên, trưa trưa uống fristy ngồi vặn óc. Chiều chiều yoga, tối tối hôm nào quỡn thì làm vài dòng Korah! Còn lại thì cứ cày cày vs cày theo lịch trình. À, tất nhiên phải cày theo cách của máy cày chứ giờ này chả ai mà vác trâu ra cày đâu!

Có điều, sau hết cả thảy thì tớ luôn có câu tự nhủ (mọi lúc mọi nơi, đặt pass cho tài khoản nữa đấy =)) ): Nothing easy, but nothing impossible. Juzt do it! Cho nên ehh… nếu mai là ngày tận thế, cứ sống như bình thường…

Thế ngày mai phải chui xuống lỗ thì hôm nay đổi ly mật ong chua hơn? Ngọt hơn? Lạt hơn á? Thế thì chả các gì tự hành xác mình cả! Một ly chanh mật ong bình thường như mọi ngày, có lắm thì trang trí them tép chanh ở trên, bỏ cái ống hút 7 màu. Thú vị hơn!