Tag

Featured

Browsing

Trong quá trình hướng dẫn standups trong những năm qua thì mình cũng hay gặp trường hợp than phiền rằng: standups hàng ngày thực sự không có hiệu quả, standups xong rồi để đấy hoặc trong quá trình standups không tập trung. Hay standups mà team làm việc cùi pắp thì toàn team sẽ thấy “i chà, thì ra không phải mỗi mình lầy mà cả team đang lầy!”

Yup, đó là những phản ứng thực tế và thường thấy trong việc standups tại công ty. Nhưng đó là do làm chưa đúng cách. Một số chia sẻ dưới đây sẽ khiến cho standups của team bạn hiệu quả hơn.

Với ai chưa biết standups là gì thì xem cuối bài nhé.

Về tâm lý:

1. STANDUPS CẦN TÍNH KỶ LUẬT:

Và một lưu ý là tính kỷ luật đó không phải tới từ 1 người, không phải từ chỉ Scrum Master phải luôn nhắc nhở member, hoặc từ một bạn member chăm chỉ nào đó. Mà nó là trách nhiệm của cả team.
Cứ đúng giờ, toàn bộ team phải đứng lên mà standups cùng nhau. Vì quá trình standups chỉ tốn tầm 15’ để cập nhật cho nhau. Thường thì xuất hiện các tình trạng như tới giờ standups mà tậm 3p sau vài người mới lát đát đứng dậy hoặc là khi standups được 8p rồi thì có một người hớt hơ hớt hải chạy lên và tham gia sau. Đó là biểu hiện của một team thiếu trách nhiệm. Vì vậy hoặc là bạn hãy đưa bớt những thành viên đấy ra khỏi team hoặc là phải cải thiện.

HÃY CHO MỘT HÌNH THỨC KỶ LUẬT CHO VIỆC STANDUPS. VUI THÔI CŨNG ĐƯỢC, NHƯNG NÓ THỂ HIỆN LÀ STANDUPS CẦN THIẾT.

2. STANDUPS NHÀM CHÁN

Lý do của nhàm chán thường là các team thiếu phần chia sẻ về khó khăn, trở ngại, rủi ro, cơ hội… của việc mình làm. Thường các bạn chỉ nói việc mà mình đã làm hôm qua và việc mình sẽ làm hôm nay. Thế thì sao không chán cho được. Hãy chia sẻ thêm những vấn đề, để người khác có thể ghi chú lại và hỗ trợ bạn sau.

3. STANDUPS ĐỂ BỊ SOI À

Well, dù có standups hay không thì task bạn vẫn nằm trên bảng, OKRs của bạn vẫn chình ình ra đấy và ai cũng thấy về nó. Mà thực sự, càng bị soi, các bạn trong team mới càng tốt lên được. Vì vậy, hãy cố gắng standups và chia sẻ để được “soi” nhiều hơn. Càng soi, project sẽ càng có kết quả tốt. Nếu standups mà chả bị soi thì có khi cuối sprint cái project đấy bị cho đi luôn ấy chứ.

4. STANDUPS SẼ LÒI RA MẤY CÁI SỰ LẦY CỦA MÌNH

Một project chạy tốt nó là thành quả của những người hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Vì vậy, việc đánh giá project sau mỗi sprint thì cả team sẽ thấy được cá nhân nào trong quá trình làm việc từng ngày tốt và cá nhân nào là không tốt. Tiếp theo thì cứ xử theo luật định của team thôi.

Quy cách:

1. STANDUPS CẦN 3 BƯỚC – KHÔNG PHẢI CHỈ CÓ 2 BƯỚC

Thường thì các bạn trong team sẽ chỉ trả lời: “Mình đã làm gì hôm qua- Mình sẽ làm gì hôm nay”
Nhưng lại luôn thiếu phần kể về những khó khăn, trở ngại, rủi ro, cơ hội… của công việc mình làm để chia sẻ cho team. Tuy nhiên, đây mới là phần chính của standups. Hãy chia sẻ về nó để team có thể nắm bắt và cải thiện tình hình.

2. KỂ LỂ QUÁ NHIỀU CHI TIẾT

Với team tầm 6-7 người, nhưng quá trình standups có thể lên tới hơn 15 phút. Điều này đồng nghĩa với bạn standups sai cách. Thường thì các bạn sẽ bị lậm vào việc kể lể chi tiết về kỹ thuật làm việc, chức năng công việc của mình. Không! Không cần! Cái việc này hãy để sau khi standups, gặp riêng từng người hoặc là ai có thể hỗ trợ bạn đến gặp trực tiếp bạn hãy kể chi tiết.

3. COMMENT LẪN NHAU

Một hoạt động gọi là “hỗn loạn” khác chính là comment ý kiến lẫn nhau.

A: em không hoàn thiện được cái việc đấy vì anh B hôm qua đi chơi với bồ.
B đốp lại ngay: tao dẫn má tao đi bơi mà.

Thì đây là sai cách trong standups. Hãy im lặng, hãy note lại, hãy tranh luận, hãy biện lụân, hãy comment vào sau buổi standups sẽ giúp cho buổi standups của bạn hiệu quả hơn nhiều.

4. ĐỪNG NHÌN MẶT SCRUM MASTER, ĐỪNG NHÌN MẶT PROJECT OWNER, ĐỪNG NHÌN MẶT LEADER

Standups là việc của bạn, công việc của bạn làm chứ không phải là báo cáo dùm những người trên kia. Và đồng thời các vị trí trên kia cũng không áp đặt, không ý kiến. Hãy để các bạn tự làm công việc của mình. Việc xử lý công việc và vấn đề đúng vói trách nhiệm của stakeholder trong một team sẽ giúp team đi tốt và nhanh hơn. Làm việc mà cứ bị e dè là chắc chắn không xong!Trên đây là vài điều chia sẻ mọi người buổi trưa thứ 2 để cả tuần có những buổi hộp ngắn hàng ngày tốt nhất ?


STANDUPS LÀ GÌ?

Stand up là những buổi họp ngắn trong một project scrum team. Kéo dài trong vòng 15’ dùng để team member cập nhật tình hình làm việc của mình với nhau.

STANDUPS THỰC HIỆN THẾ NÀO

  • 15 phút cho mỗi ngày vào một giờ cố định
  • Mọi người tự trả lời 3 câu hỏi chính:
    1. Hôm qua mình đã làm việc gì
    2. Hôm nay sẽ làm gì
    3. Có khó khăn, trở ngại, cơ hội, rủi ro gì trong những việc mình đã/đang/sẽ làm mà team cần chú ý không.
      Và trả lời 3 câu hỏi một cách ngắn ngọn trong 1-2 phút.
  • Standups sẽ dừng lại khi hết 15’ dù có người chưa được trả lời.

STANDUPS CÓ ÍCH LỢI GÌ

Cập nhật tình hình làm việc lẫn nhau để nắm bắt nhau tốt hơn. Thường các project họp mỗi tuần 1 lần, việc này là khá nguy hiểm đối với các project làm mà thị trường biến đổi liên tục hoặc là quá trình làm việc bên trong biến đổi liên tục – trong trường hợp này là các project về IT.

Việc nắm bắt trên sẽ giúp cho team bớt đi rất nhiều những thời gian trì trệ trong công việc do có mâu thuẫn nhau (conflicting time) hoặc là những khoảng chờ nhau (lagging time) và giảm hẳn luôn tính không hiệu quả của cuộc hộp chung hàng tuần, giảm luôn thời gian của cuộc họp này xuống – thậm chí là bỏ luôn.

Nhưng công việc diễn ra trôi chảy và tốt hơn. Lợi ích to lớn nhất của standups nằm ở câu trả lời số 3 của mỗi người: “Có khó khăn, trở ngại, cơ hội, rủi ro gì trong những việc mình đã/đang/sẽ làm mà team cần chú ý không” Khi trả lời câu này thì toàn bộ team sẽ nhận thức được thêm các vấn đề và ra tay giải quyết cùng nhau tốt hơn.

Dùng cho việc: giải quyết vấn đề, tìm kiếm insight, brainstorming…
Không dùng cho: mindmaping tự kỉ, sáng tạo thần thánh…

  • Bất kì ai cũng sáng tạo được hông?
  • Hết hứng có sáng tạo được hông?
  • Ngồi 1 bầy có sáng tạo được hông? Hay đứa tự kỉ, đứa oánh đứa kia!

Sáng tạo là gì?

Theo tiếng anh thì: nó liên quan tới sự tưởng tượng của mình hoặc là liên quan tới một phiên bản (ý là sự vật, sự việc, ý tưởng) gốc, đặc biệt là trong ngành hội họa. Vậy là sự sáng tạo có thể xuất phát điểm từ một vật, hiện tượng có sẵn. Nó có vấn đề gì đó cần sửa – cần cải thiện và mình “sáng tạo” ra cái mới.

Vậy là nó cũng gần gần như giải quyết vấn đề nhức nhối hoặc đáp ứng kì vọng xa hơn của mình với sự việc đó. Nói chung là cũng tựa tựa giải quyết vấn đề.

Mà… giải quyết vấn đề thì trước tiên phải có vấn đề nhỉ? Vấn đề ở đâu giờ?

Thường thường nếu mình hàng ngày đắm chìm trong nó thì sẽ thấy nhiều vấn đề lắm – đó là tự nhiên nó ra. Còn mà một sự vật sự việc gì đó bất chợt ngồi mổ xẻ thì cũng gần như gọi là “đi tìm vấn đề để giải quyết nó” – đó là ta phải đi tìm cho ra nó.

Lang mang một hồi, vậy … làm thế nào để sáng tạo?

Theo như trên thì mình tóm lại thế này:

  1. Phải có vấn đề (thấy hoặc moi ra) trước. Rồi mới nghĩ tới chuyện sáng tạo để giải quyết nó sau.
  2. Sáng tạo không phải là ngồi đẻ ra cái mới 100% hoàn toàn (mà chuyện này mấy chục năm mới có 1 lần) – mà có thể làm từ cũ thành mới.
  3. Một nùi vấn đề đưa ra. Thì thường ta có thể giải quyết 1 cái gì đó be bé là xong cả mớ vấn đề. Vậy mình giải quyết cái gì cho nó có tính hệ thống?

Do đó để mà ai cũng sáng tạo được, lúc nào cũng sáng tạo được, một bầy nhoi nhoi cũng sáng tạo được mà lại có hệ thống thì có thể làm như dưới đây. Đây là mô hình mình tự thử nghiệm – đập – làm lại vài lần và áp dụng hơn 2 năm qua. Chả biết ở đâu có không. Chả biết kiến thức sách vở nó có chuyên môn gì không. Cho nên nông rân tui xin phép nói theo kiểu bà ngoại hiểu chứ không có hoa mĩ !

  1. Tìm
    • Tìm mở rộng
    • Tìm điều kiện
  2. Lọc
    • Lọc tầng mặt
    • Lọc sâu
  3. Giải quyết vấn đề

1. TÌM

Ở đây không phải là tìm “vấn đề” mà nó chỉ là tìm. Thường thì bản thân ta, hay nhân viên hay bị “đặt mức hạn chế” suy nghĩ chỉ nằm trong một khoanh vùng chỉ vì: cái nhìn của sếp, điều kiện quá chi tiết, hỏi nhiều, có 1 thằng to mồm trong team… mà một vấn đề nhiều khi có thể giải quyết bởi 1 yếu tố nào đấy nằm ngoài ngành, một sự sáng tạo có thể được thiết kế từ một mảng nào đó “tré ngoe” với cái sản phẩm lúc đầu mà chả ai nghĩ ra. Vì vậy, ta phải tìm. Vậy để làm được điều này thì ta có thể áp dụng phương pháp:

Anonymous Brainstorming

Nó đơn giản là cả nhóm đưa ra ý tưởng mà chả biết ý tưởng đó là của ai cả. Bạn cứ cho cả đám ngồi chung với nhau, mỗi đứa cầm 1 xấp sticky notes, bảo tất cả ngậm ngập mồm kẹo, đứa nào mà nói – rớt 1 viên kẹo là phải liếm cho sạch bàn – để tụi nó im re mà làm, không có đứa nào to mồm, không có đứa nào áp chế đứa nào, không đứa nào làm sợ, làm đóng khung đứa nào trong cái suy nghĩ. Đứa nào cũng sẽ mộng mơ và đưa ra những ý tưởng siêu việt –> yên tâm, bước sau lọc lại!

Thằng sếp hoặc project owner, hoặc project manager phải ngồi im, cũng phải ngậm mồm từ đầu tới cuối buổi.

Ngoài việc hỏi và tính điểm ra thì cấm có đánh giá một câu một chữ nào. Vì anh mà oánh giá vậy thì lần sau nhân viên anh chỉ nhìn mặt anh, nhớ lại cảnh tượng lần trước của anh và đưa ra ý tưởng mà thôi. Thế là lại đóng khung nhân viên vào rồi.

Mở đầu

2 việc ở trên phải làm trước. bây giờ mình mới “mở đầu” cho các bạn tham gia bằng 1 vài ví dụ để các bạn hiểu được rằng “Ờ! Tao có quyền mơ mộng lang mang!” – “Ờ! Sáng tạo là thế đấy!” … bằng cách sau:

  1. “Hãy đưa ra ví dụ những đồ vật giống ly cafe ở The Coffee House” Chú thích: “Không được hỏi gì thêm!”
  2. Cho các bé 5p để ngồi viết ra tất tần tật mọi thứ.
  3. Các bạn ấy thường sẽ bị rập khuôn nặng nhất là về hình dáng, chức năng trước mắt… nhưng một số cái như màu sắc, chất liệu, tính năng cơ bản thiệt cơ bản thì lại không để ý.

Ví dụ:

  • (lvl 1) giống ly cafe ở Highland, giống ly uống nước của em ở nhà
  • (lvl 2) giống chai nước suối, giống chai coca (hình dáng)
  • (lvl 3) giống chai coca (nước ở trong màu đen), giống chén xì dầu
  • (lvl 4) giống cái chén, giống cái dĩa (để đựng)
  • (lvl 5) giống cái quạt (để được trên bàn), giống cái nhà (đứng được)… đấy. Mà phải giải thích được nhé!

Sau khi các bạn ồ lên thích thú thì chúng ta chơi lại trò đấy vài lần nữa với vật phẩm bình thường hàng ngày. Và sau đó là công việc.

  • Tìm mở rộng: tức là tìm như cách trên kia.
    Thí dụ yêu cầu: “nhìn cái túi cafe lọc giấy và nghĩ những thứ xung quanh nó”
    Kết quả: nhân viên văn phòng, cafe hột, chồn, hộp giấy, nước màu đen, say cafe, học sinh thi, làm việc đêm…

    Và các bạn giữ lại những cái đấy để chắc chắn sau này sẽ sử dụng trong quá trình làm việc tới MỌI THỨ liên quan.
    Thí dụ như bên dịch vụ mình chạy thì 1 cục này có thể làm insight khách, làm ý tưởng content, làm ý tưởng video…
  • Tìm điều kiện: Cho nhân viên mỗi đứa 1 ly cafe. Và giờ đặt điều kiện.
    Tất nhiên, brainstorm lại chứ không cho lấy những ý tưởng trên kia đưa xuống dưới này.
    Thí dụ yêu cầu: “nhìn cái túi cafe lọc giấy và nghĩ những thứ xung quanh SỰ TIỆN LỢI CỦA NÓ”
    Kết quả: nhẹ, dễ mang, độc lạ, tặng quà, nhanh, nhân viên văn phòng, event, teabreak…

2. LỌC

Trăm cái idea, giờ phải lọc chứ, lọc để nó ra cái cần phải xử lý. Chứ trăm cái xử lý hết trăm thì thôi nghỉ khỏe nhé. Đừng tham!

Nói tới lọc/filter thì chúng ta phải có tiêu chí/criteria để mà lọc.

  • Chứ không có phải là lọc “theo ý sếp” – sếp lúc này câm như hến rồi.
  • Cũng không phải là lọc theo “ý khách hàng” – khách hàng đưa mình cái bảng brief rồi mình xử thôi, đừng có kéo vào coi chừng chết.

Do đó điều đầu tiên là đưa ra cái tiêu chí thế nào để lọc. Mà việc đưa ra tiêu chí để lọc nó sẽ xuất hiện 2 bước lọc.

  1. Lọc nông hay là lọc tầng mặt
  2. Lọc sâuNhưng để làm cho đúng, thì tiêu chí của lọc sâu phải đưa ra trước.

Sau đó tiêu chí của lọc nông mới dựa vào đó mà đưa ra sau. Vẫn có thể làm ngược lại được – nếu được cho phép sáng tạo bay cao bay xa và bay luôn. Mà thường thì khách hàng không thích điều này :)))

i> Lọc nông:

Đơn giản nó là lọc sơ sơ, tiêu chí không quá khắc khe – nhưng có nói ở trên nó vẫn phải theo một cái sườn của lọc sâu để hỗ trợ cho việc lọc sâu.

Thí dụ mình có 100 cái idea. Giờ mình lọc xuống còn 20 cái idea. Thì sẽ có các cách lọc sau:

  1. Cấp 1: 100 xuống còn 50 -> Tiếp tục lọc 50 xuống còn 20
  2. Cấp 2: 100 xuống 3 cục 30 – 30 – 40. Tiếp tục lọc cục 30 (hoặc 40) xuống còn 20.

Như đã nói ở trên, phải có tiêu chí trước khi lọc thì mới biết là nên chọn cục nào. Để đánh giá tiêu chí thì có thể “định lượng cảm tính” theo người tham gia với thang điểm 5 hoặc 10. Và có thể đánh giá từng tiêu chí một hoặc cả nùi tiêu chí một lần (tui khuyến cáo là cả nùi 1 lần)

Quay lại cái cafe ở trên. Giờ cho tiêu chí là tiện lợi, dễ dàng, đơn giản. Thì chúng ta có thể đánh giá kiểu này:

  • Cấp 1: Dễ mang: tiện lợi -> 5 điểm, dễ dàng -> 5 điểm, đơn giản -> 5 điểm Say cafe: tiện lợi -> 0 điểm, dễ dàng -> 0 điểm, đơn giản -> 0 điểm Hộp giấy: tiện lợi -> 4 điểm, dễ dàng -> 1 điểm, đơn giản -> 4 điểm
  • Cấp 2: Dễ mang: tiện lợi, dễ dàng, đơn giản -> 4 điểm (đơn giản vậy thôi)

Đây là cách 1 người đánh giá 1 ý tưởng theo các tiêu chí đưa ra. Cho cả dàn oánh giá xong thì tính trung bình cộng lại. Top 50 thì giữ lại, rồi lại lọc tiêp cho tới khi còn 20.

ii> Lọc sâu

Đơn giản, nhiều tiêu chí hơn, sát với yêu cầu khách hàng hoặc của mình hơn. Và thường với cách này các tiêu chí PHẢI đánh giá từng cái một. Với lọc kiểu này thì mình hay sử dụng với tầm 10 ý tưởng là quá nhiều rồi. Với những phương pháp lọc này tốt nhất mọi người nên dùng GOOGLE FORM & SHEET để mà tính nhé. Đừng có dại khờ mà ngồi tính tay ? Công nghệ sinh ra để mình làm nhanh hơn cả trăm lần đấy.

3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Lọc xong rồi thì giờ giải thôi. Một cái vấn đề mà muốn giải cho nó thấu tình đạt lý thì nó tùy cái sự WISE/Thông thái của người giải/team giải/ thằng leader giải.

  • Nếu mà anh chỉ là 1 anh ghiền kĩ thuật, thì anh đã bị ép vào cái khuôn kĩ thuật.
  • Nếu anh là 1 thằng thuần kinh tế, thì lại bị ép vào kinh tế…

Vì vậy tới lúc này mới cần gặp những anh chàng mà biết rộng (không cần sâu) nè. Họ sẽ cho mình những cái ý tưởng xung quanh nó (nó cũng giống bước TÌM ) và mình bắt đầu mình lọc.

Hoặc đơn giản là cũng chơi trò Anonymous Brainstorming để khai thác từ các team chuyên môn. Rồi mình quyết định giải quyết kiểu gì. Hoặc cần thiết thì lại lựa chọn phương pháp theo kiểu trên luôn cũng được – cho nó có căn cứ. Nhưng bản thân tui thì thấy tới đây được rồi.

Điều cuối cùng tất cả vẫn là sự lựa chọn. Vì mình có đưa ra khảo sát thị trường thì nó cũng chưa chắc đúng. Và để an toàn nhất thì sử dụng LEAN WORKING để xử lý nó. Hông biết thì google đi ?

Trên đây là 1 phần trong qui trình sáng tạo của mình đã xây dựng. Nói 1 phần vì cái phần này nó dành cho team thực thi.

Còn bước đầu tiên ở dưới đây thì nó dùng cho “khách hàng” – phải nói là không nên show cho team, chỉ mỗi leader biết thôi nhé.

  1. Brief
  2. Brainstorm (dạng phễu)
  3. Lựa chọn và thử
  4. Đánh giá
  5. Chạy nếu ok yêu cầu – quay lại bước 1 nếu ko ok (đó là khách) còn mình ko ok thì quay lại bước 2 được rồi.

Sau tất cả. Đây là phương pháp để dành cho việc sáng tạo chuyên môn. Tức là nó có định hướng chuyên môn trong đấy. Còn việc sáng tạo mới mẻ hoàn toàn – dạng như nghệ thuật. Thì bạn phải tự thân biết hòa vào thiên nhiên xung quanh, thực sự thì bước hòa nhập vào thiên nhiên nó cũng giống như bước 1 – nó là TÌM. Cứ tìm mọi ngóc ngách thay vì ta phải rập khuôn mình.

Tại sao có người ngồi quán cafe, người thì lại ngồi toilet, người thì đi xe máy, người thì trong buồn tắm… mới ra ý tưởng? Vì nó hợp với tần số của họ, và họ TÌM ra được. Hoặc có người phải thí nghiệm cả ngàn lần, sống cả đời với nó… chung qui lại vẫn là TÌM.

Mà tìm ở xung quanh mình ấy. NHIỀU LÚC, suy nghĩ của một kẻ không có chuyên môn lại giải quyết được trăm việc của thằng có chuyên môn chuyên nghiệp. Đặc biệt là trong khởi nghiệp: bạn mà đi áp dụng mấy cái qui trình to tổ chảng chuyên nghiệp – ISO các kiểu thì sấp mặt nhé. Hoặc thuê chuyên gia về thì cũng đốt tiền thôi. Vì sao? Vì họ được đào tạo trong một mô hình kiểu mẫu, còn khởi nghiệp thì…

Tool tủng cho mấy cái này làm cho lẹ có hết nha. Đừng có mà ngồi tính bằng tay nha. Offline bằng sticky note được thì càng tốt, nhưng mà tầm 5-6 đứa thôi. Nếu mà offline/online cả 20-30 đứa thì xài công cụ khác nha.

Lean nó đơn là một phương pháp, cách thức hiện đại để phát triển một dự án, công ty ở bất kỳ giai đoạn nào. Mà phương pháp này sẽ giúp mình ít tốt kém nguồn lực, lãng phí nguồn lực hơn là cách truyền thống – phải lên kế hoạch cho thật perfect rồi mới làm. Nhưng tất nhiên tới lúc làm rồi thì nó chả được như sắp xếp – kể cả bạn là người có kinh nghiệm đi chăng nữa, thì bất kỳ dự án nào cũng sẽ có rủi ro và phải có kế hoạch dự phòng khác nhau để đáp ứng những việc như vậy.

Mình tóm tắt đơn giản vậy thôi, mọi người có thể lên google để tìm hiểu sâu hơn. Bài viết này sẽ tập trung hơn vào tổng quan 7 bước để setup một dự án, một công ty theo một trong 1001 cách lean mà mình đang làm. Nó được lấy từ những thông tin & hình ảnh dự án mà mình đang chạy Tết này: sanquatet.com

Bước 1: MISSION – VISION – PRINCIPLE (Hình 1)

Hình 1

Ở trong hình, Principle chính là phần basic info, presentation. Với cty thì lâu dài, thì tính theo năm – Với dự án thì tính theo ending time của dự án.

Bước 2: ĐỊNH HƯỚNG (Hình 1)

  • Nên là 3-5 năm! Với 1 cty mà ko có định hướng trong cỡ này thì đi rất dễ loạn.
  • Với công ty bé, mới, ý tưởng lean startup được thì nên set tầm 1 năm là ổn. Vì có thể môi trường kinh doanh sẽ thay đổi rất nhanh – thậm chí bên mình set tầm theo quý thôi.
  • Còn với dự án thì nó cũng có thể là định hướng về mục tiêu, concept, cách đi trong quãng thời gian giới hạn của dự án. Việc định hướng sẽ giúp mình làm sát hơn mà chả lan mang.

Bước 3: Sử dụng OKRs (Hình 1)

Định nghĩa đơn giản mình dành cho nó thì nó là một mô hình ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY từng cá nhân trong công ty phát triển CÁ NHÂN & CÔNG VIỆC mà hướng theo định hướng chính/cốt lõi của công ty.

Nhưng rất đơn giản chỉ với 1 dòng Objective và từ 3-7 dòng Key Results

Bước 4: DESIGN SPRINT – MINI SPRINT (Hình 2)

Hình 2

Trong một quãng thời gian sử dụng OKR (quí, tháng, tuần…) Thì công việc sẽ có từng Scope khác nhau, do đó chúng ta phải chia thành các Sprint khác nhau với mốc & mục tiêu nhỏ khác nhau . Vì mình đã định hướng ở các bước trên rồi rồi, vẽ đường rồi thì chúng ta sẽ bắt đầu giải quyết các vấn đề sâu hơn.

Ở trên hình là các giai đoạn: hình thành, chuẩn bị, bán hàng cơ bản, bán hàng nâng cao hơn… và có thể bỏ bớt, thêm vào, hoặc sửa đi chứ ko phải là thứ cố định – tùy tình hình mô trường kinh doanh. Nhưng phải theo chiến lược và mục tiêu.

Bạn có thể search google. Với mô hình Design Sprint chúng ta có thể giải quyết được 1 vấn đề to béo trong vòng 5 ngày – đây là phương pháp mà Google Ventures đã tạo ra và khuyến khích dành cho startup. Còn với cty be bé thì vẫn cái design sprint đó mà chúng ta làm lẹ hơn: trong 1 ngày, 2h để giải quyết các vấn đề be bé. Nó cũng tựa tựa như tinh thần Lean startup, lean working.

Ở GADiAC, mình train nhân sự xài theo kiểu này nên dịch vụ chạy cho các công ty đổi rất nhanh như đều theo một cái sườn (với các anh chị làm việc với GADiAC rồi thì nó là CAMPAIGN BRIEF ấy)

Bước 5 . CHECK LIST – GUIDELINE – KUDOS

(Things của hình 2, Hình 3-4-5)

Chi tiết ra thôi. Ai phải làm gì, thời gian bao lâu, liên hệ với ai. Trên bàn làm việc của bạn lúc nào cũng nên có cái bảng OKR của mình để người khác thấy, hiểu bạn làm gì. Và xem thử có thể kết hợp hay không.

Còn check-list hay guideline thì phải làm ra cụ thể. Nó có thể sử dụng chỉ cho duy nhất 1 sprint, hoặc sử dụng cho các quí, cả dự án… như mọi người thấy trong hình thì có những qui trình là mình xài xuyên suốt. Có những cái list mình chỉ xài cho từng giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn launch với offline sale…

Bước 6 CUSTOMER PROFILE – CUSTOMER JOURNEY – BUSINESS MODEL CANVAS

Mấy cái này thực sự là nên làm ở bước 1 rồi. Vì trước khi đưa ra định hướng mình phải hiểu thị trường với cái mô hình mình sẽ đi về đâu. Nó là bức tranh chung mà ở đó các team, phòng ban, cá nhân có thể hiểu rõ được công ty dự án mình đang làm là cái gì, đi về đâu…Do đó mọi công việc họ đặt ra sẽ theo sát cái sườn mà ko bị lạc trôi về nơi đâu

Bước 7 DASHBOARD – BUSINESS INTELLIGENCE

Tùy khả năng và cơ sở hạ tầng mà mọi người có thể sử dụng. Ai có ERP hoặc CRM có report đầy đủ. Hoặc có thể tạo 1 file excel (hoặc nhiều file) – hoặc các form mẫu doc cũng dc. Dashboard để sử dụng cho chúng ta theo dõi hàng ngày, thậm chí hàng giờ, nó theo sát để báo cáo tình trạng hiện tại mà ta chỉ cần bốc ra là hiểu vấn đề liền. Còn business intelligence thì mọi người chả cần phải nghĩ quá cao siêu. Đơn giản nó là qui trình có kết hợp với công nghệ, hoặc những công cụ hỗ trợ tốt cho ta trong quá trình vận hành doanh nghiệp, dự án tiện hơn, nhanh hơn (chậm hơn rắc rối hơn là ko chơi nhé)

Thí dụ xài Google Form để nhân viên report – giàu hơn thì chơi cái app nào đó. Nhưng mình chỉ xài google form để report đội chạy sale ngoài đường thôi… rồi website build lên để quản trị đơn hàng… vậy thôi ?

Làm quen tay, thì setup cho 1 dự án toàn bộ như thế này mất 2 ngày. Chưa quen thì vật vã cả tuần, thậm chí cả tháng

Nhận hướng dẫn cái này với giá xxx ly cafe =)))) xxx ly cafe hay là 4 năm chọn đi

Qua Tết sẽ bắt đầu chơi trò setup cho các dự án và theo sát hỗ trợ, tư zấn, tìm nguồn hàng, build team chạy… và chỉ lấy 1 tí % của các bạn :3 Các xưởng gặp vấn đề về thương mại chứ gì? Cứ qua đây chơi tất.Team GADiAC sẽ đồng hành cùng các xưởng :vAi bon chen chơi hem :v Chi xxxxẻ zậy thôi ❤

 Tin tuyển dụng các vị trí thì ở đây nhé: LINK

1.     VietnamTui là gì?

Là một hệ sinh thái độc lập của du lịch Việt Nam và startup trẻ tại Việt Nam. Với các các sân chơi/môi trường hoạt động độc lập qua các mạng cộng đồng, VietnamTui sẽ là nơi tốt nhất để hỗ trợ các bạn trẻ có thể hoạt động, thể hiện tốt nhất khả năng của mình trong các cộng đồng trong hệ sinh thái.

VietnamTui bao gồm 2 nhóm cộng đồng chính:

Cộng đồng du lịch – VietnamTui: mang trong mình nhiệm vụ tạo dựng một hình ảnh Việt Nam tươi đẹp đến cộng đồng Quốc Tế. VietnamTui không chỉ có tham vọng cải thiện hình ảnh du lịch Việt Nam không chỉ ở hình ảnh và nội dung các địa điểm du lịch. Mà còn cải thiện con người, hoạt động, văn hóa… trong du lịch bằng các hoạt động về nhận thức, các sản phẩm công nghệ, mạng xã hội… phục vụ mọi người, giải quyết vấn đề của mọi người trong cộng đồng.

Cộng đồng start-up – Tui’s Vietnam: với mục tiêu tạo dựng một sân chơi startup độc lập cho các bạn trẻ tại Việt Nam. Cùng kết hợp với cộng đồng VietnamTui ở trên, Tui’s Vietnam sẽ là nơi giải quyết các ý tưởng, vấn đề xuất hiện trong du lịch cũng như các mảng khác. Việc tạo dựng cộng đồng như vậy sẽ tạo cơ hội phát triển được tốt hơn và giảm thiểu chi phí trong quá trình khởi nghiệp lúc đầu cũng như tăng tính tin tưởng cho nhà đầu tư và các đối tượng người dùng tiềm năng của sản phẩm.

Với 2 cộng đồng trên, VietnamTui đặt mục tiêu tạo dựng một “Hệ Sinh Thái VietnamTui độc lập” là một nhiệm vụ rất khó khăn. Vì vậy, bọn tớ luôn luôn tìm kiếm những người bạn đồng hành trên con đường đầy cam go này.

2.     Tình hình hiện tại của dự án:

–         Số năm đã chạy: hơn 1 năm 8 tháng bao gồm các giai đoạn

+ Khởi đầu – tự khảo sát và thử nghiệm thị trường tại TP HCM

+ Kêu gọi bạn đồng hành đợt 1

+ Xây dựng sản phẩm đợt 1

+ Kêu gọi bạn đồng hành đợt 2

+ Sửa chữa sản phẩm đợt 2

+ Hiện tại: kêu gọi bạn đồng hành đợt 3

–         Số tiền đã được nhận đầu tư từ bên ngoài: ~150tr chia làm 2 đợt được chi trả cho quá trình xây dựng sản phẩm và tuyển nhân sự.

–         Tình hình tại chính hiện tại được đáp ứng bởi một dự án chạy song song (xin phép được giữ) chỉ đủ chi trả cho chi phí sinh hoạt của mọi người.

3.     Tình hình nhân sự:

Leader: đều là nhân sự cốt lõi tại các công ty lớn và đã tham gia cũng như hiểu rõ dự án từ ít nhất 1 năm. Bao gồm: 

–         Leader web: giám đốc công ty Hùng Phong trong 2 năm, là một công ty thiết kế website. Hiện tại công ty đã tập trung toàn bộ vào dự án. 

–         Leader app: trưởng nhóm phát triển mobile – app công ty cmn (cmn.com.vn) với kinh nghiệm develop mảng mobile hơn 5 năm.

–         Leader content: hiện tại đang là trưởng nhóm content hoạt động freelance độc lập, có kinh nghiệm điều phối content hơn 1 năm

–         Tài chính: hiện tại đang là trưởng nhóm và có kinh nghiệm phân tích tài chính 2 năm tại cty Harvey Nash Vietnam (có cty mẹ tại Pháp)

Cùng các vị trí chủ chốt đã tham gia từ lâu:

–         1 influencer

–         1 SEO

–         2 content writer

–         1 coder

–         1 retouch/cameraman

Các vị trí đợt 1 vừa rồi tuyển đã đáp ứng được:

–         1 web developer fulltime, 2 part time

–         1 UX/UI – 2 UI

–         2 Social (Đang đợi 2)

–         5 content writer