Đến một lúc nào đó… chúng ta sẽ hết được ban thưởng tự do nếu không tự tìm tòi, tạo dựng nó.

3 tháng tuổi, trẻ đã nhận thức được những thứ xung quanh mình và bắt đầu biết “hành người ta”

3 tuổi, là giai đoạn trẻ tiếp thu và học hỏi mọi thứ tốt nhất.

13 tuổi, trẻ đang trong giai đoạn khám phá những điều mới lạ hơn về cơ thể – cảm xúc – tình cảm của mình – thế giới quang bên ngoài – tương tác với mọi người theo một cách …”muốn phá hoại”

30 tuổi, lứa tuổi mà rất nhiều người hay tiếc nuối rằng: “Sao lúc trẻ mình ko @#&$^@)#$ nhỉ. Ước gì quay lại thời đấy để lấy lại tuổi thơ…”

130 tuổi, 300 tuổi… đếch có ai biết đến mình…

Tuy nhiên, cái sự khám phá ở mỗi đứa trẻ là khác nhau, vì mỗi con người, mỗi hoàn cảnh có mỗi lối sống và những tác nhân ảnh hưởng đến cái suy nghĩ và tri thức khác nhau.

“Tự do”, là một từ rất khó định nghĩa cho thấu đáo. Tuy nhiên, mọi thứ đều có giới hạn của nó. Và “tự do” cũng không phải là một thứ ngoại lệ. Vì vậy người ta thường nói “tự do trong khuôn khổ” là vậy! Đến một lúc nào đó… chúng ta sẽ hết được ban thưởng tự do nếu không tự tìm tòi, tạo dựng nó.

3 tháng tuổi, trẻ được khóc la mà không bị người ta mắn hoặc đánh. Và thay vì tìm hiểu, thì “người lớn” lại đâm “chiều” trẻ. Thế là trẻ học được một thứ gọi là “Tự do hành hạ”

3 tuổi, cái tuổi của những đồ chơi mô hình – đất cát – màu mè – đập phá – định hình nền tảng cơ bản cho trẻ (ngôn ngữ, âm nhạc, hội họa, ứng xử – giao tiếp, nhận thức…) Nhưng người lớn lại một lần nữa để trẻ “tự do hành hạ” một lần nữa. Hành hạ ông bà phải đút ăn, hành hạ bố mẹ phải lăn xăng chùi đít… mà những việc này một đứa trẻ 1-2 tuổi cũng có thể tự làm được.

Và thế là hết tự do…

13 tuổi, khi được hỏi sex, hỏi về giới tính, hỏi về đúng sai, hỏi về những hiện tượng xảy ra hang ngày… hỏi về việc vì sao quyết định vậy… thì trẻ không còn được tự do tìm hiểu mà chỉ còn được nghe những câu đại loại: “Người lớn nói thì cứ nghe đi!”, “Tao nói lúc nào chả đúng mà cãi!”, “Ông bà truyền vậy thì nghe đi đã!”…

Đến 30 tuổi, chúng bị cuốn vào đường đời tấp nập đông đúc mà mông người này tiếp nối mặt người kia. Chỉ có thể đi – đi – đi về phía trước một cách vô định hình mà ko biết rằng là mình đi đâu, mình xuống Trái Đất này để làm gì??? Không trả lời được một khối câu hỏi cơ bản mà bản thân phải trả lời trước 18 tuổi: “Định hướng 1-3-5-10-20-50 năm của mình là gì?” thậm chỉ “1 tháng, 2 tháng, 3 tháng nữa dự định làm gì?” cũng ko trả lời được, hay “Tại sao ta phải làm – học như vậy?”, “Ước mơ thực thụ của mình là gì?”, “Mình thích gì – đam mê gì?”…

Thế… làm thế nào để tự do lúc 30?

Tui không biết! Câu đấy thì chỉ có mỗi người tự chính mình trả lời mà thôi.

Có người sẽ lấy vợ/chồng để thoát khỏi ý kiến ý cò của bố mẹ, anh chị, người thân.

Có người sẽ làm công việc của mình yêu thích! Cày cày… và cày!

CÓ người sẽ tung tăng bay nhảy khắp chốn và làm bất cứ việc nào ở bất cứ phương trời nào.

Có người sẽ ấp ủ và theo đuổi giấc mơ của họ…

Có thể thật khó cho bạn – tất nhiên là cả cho tui, vì đã được nhận khá nhiều tự do ở 3 tháng tuổi đến 3 tuổi và rồi bị một cái kềm hãm ngay khi 13…

Nhưng  30-13=17 năm là một quãng thời gian ko hề nhỏ đủ cho chúng ta có thể nhận thức lại tốt hơn và tạo dựng lại cho mình một thứ “tự do độc lập” so với ngày ấy. Một quãng thời gian dài để con người ta có thể chu du qua khắp các nẻo đường, gặp gỡ những người bạn với đủ cách tính cách, quyết định những thứ từ trước giờ chưa bao giờ đụng đến… rồi tự do vấp ngã, tự do đứng lên và tự do xây dựng cho mình một con người 30 tự do thật sự.

Và khi đến cái tuổi 30 đấy, ta lại có con, và có chăng đừng nên cho chúng cái sự tự do từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi. Mà hãy định hình, hãy cho chúng vào một cái khuôn bánh nhào nặng cơ bản, nặn 1 đôi cánh cứng cáp rồi để chúng tự bay đi và lăn lộn ngoài kia. Đơn giản chúng ta chỉ nên là cái tổ vững chắc mỗi khi những đôi cánh đấy mỏi mệt và lăn về chuồng mà thôi…

——————

Ở Hải Dương, câu nói của một bác nông dân làm tui nhớ như in: “Nhà ổng có tận mấy sào ruộng, kiểu đó thì thằng con có mà cắm mặt quanh năm chứ chả lên được!!!”

Và cả hình ảnh của những cánh chim tự do vùng vẫy bên vỉa hè để tập tành thi thố trước giờ G với niềm đam mê của mình. Họ tự vùng vẫy, tự chịu trách nhiệm, tự hưởng thụ thành quả của mình đã bỏ công… đã nhắc cho tui – định hình cho tui một thứ tự do mới trong đời sống con người…

Author

Write A Comment